Thứ năm, 21/11/2024 - 17:00

Các khái niệm cơ bản trong Tâm lí học

Giao tiếp là mối quan hệ giữa con người với con người thể hiện sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Ý THỨC là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ riên...

Giao tiếp là mối quan hệ giữa con người với con người thể hiện sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau.

 

Ý THỨC là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ riêng con người mới có, được phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức (hiểu biết) mà con người đã tiếp thu được (là tri thức về tri thức, phản ánh của phản ánh).

 

CHÚ Ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng để định hướng hoạt động, bảo đảm diều kiện thần kinh - tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.

 

CẢM GIÁC là một quá trình tâm lí phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.

 

TRI GIÁC là một quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.

 

QUAN SÁT là một hình thức tri giác cao nhất, mang tính tích cực, chủ động và có mục đích rõ rệt, làm cho con người khác xa với con vật. Qua trình quan sát tỏng hoạt động, đặc biệt là tỏng rèn luyện đã hình thành nên năng lực quan sát.

 

NĂNG LỰC QUAN SÁT là khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác những điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sựu vật, hiện tượng cho dù những điểm đó khó nhận thấy hoặc có vẻ là thứ yếu.

 

TƯ DUY  là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.

 

TƯỞNG TƯỢNG là một quá trình tâm lí phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.

 

ƯỚC MƠ có lợi thúc đẩy cá nhân vươn lên, biến ước mơ thành hiện thực.

ƯỚC MƠ có hại không dựa vào những khả năng thực tế, còn gọi là mộng tưởng có thể làm cá nhân thất vọng, chán nản.

 

LÍ TƯỞNG có tính tích cực và hiện thực cao hơn ước mơ. Lí tưởng là một hình ảnh chói lọi, rực sáng, cụ thể, hấp dẫn của tương lai mong muốn. Nó là một động cơ mạnh mẽ thúc đẩy con người vươn tới tương lai.

 

Tưởng tượng là một thành phần của nhân cách. Giáo dục, bồi dưỡng trí tưởng tượng cho học sinh phổ thông không chỉ làm nhiệm vụ của trí dục mà còn của đức dục nữa.

 

ĐIỂN HÌNH HOÁ là thủ thuật tạo hình ảnh mới phức tạp, trong đó xây dựng những thuộc tính, đặc điểm điển hình của nhân cách đại diện cho một lớp người hay một giai cấp xã hội...

 

TRÍ NHỚ là sự ghi lại, giữ lại và làm xuất hiện lại (tái hiện) những gì cá nhân thu được trong hoạt động sống của mình.

 

SỰ GHI NHỚ là một quá trình trí nhớ đưa tài liệu nào đó vào ý thức, gắn tài liệu đó với những kiến thức hiện có; làm cơ sở cho quá tình giữ gìn về sau đó.

 

HỒI TƯỞNG là hình thức tái hiện cần có sự cố gắng rất nhiều của trí tuệ.

 

QUÊN là không tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm cần thiết.

 

NGÔN NGỮ là  một hệ thống kí hiệu đặc biệt, dùng làm phương tiện giao tiếp và công cụ của tư duy.

 

LỜI NÓI (hoạt động lời nói) là một quá trình con người sử dụng ngôn ngữ để thực hiện một mục đích cụ thể nào đó nên có tíhn cá nhân riêng biệt ở từng người, tuy vậy nó có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ, với tính chất xã hội, tính chất chung của ngôn ngữ.

 

SỰ HỌC là sự biến đổi hoạt động vững chắc hợp lí nhờ một hoạt động xảy ra trước đó, chứ không phải do các phản ứng sinh học bẩm sinh của cơ thể.

 

 

CON NGƯỜI là thành viên của một cộng đồng, một xã hội, vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội.

 

"Con người là một thực thể sinh vật - xã hội và văn hoá". Cần nghiên cứu tiếo cận con người theo cả ba mặt: sinh vật, tâm lí, xã hội.

 

CÁ NHÂN: là một thực thể sinh vật - xã hội và văn hoá, nhưng được xem xét cụ thể riêng ở từng người, với các đặc điểm về sinh lí, tâm lí và xã hội, để phân biệt cá nhân này với cá nhân khác trong cộng đồng.

 

CÁ TÍNH: dùng dể chỉ cái đơn nhất, có một không hai, không lặp lại trong tâm lí (hoặc sinh lí) của cá thể động vật hoặc cá thể (cá nhân) người.

 

NHÂN CÁCH: chỉ bao hàm phần xã hội, tâm lí của cá nhân với tư cách thành viên của một xã hội nhất định, là chủ thể của các quan hệ người - người của hoạt động có ý thức và giao lưu.

 

"Con người là cá tính do nó có những thuộc tính đặc biệt, không lặp lại, con người là nhân cách do nó xác định được quan hệ của mình với những nhân cách xung quanh một cách có ý thức".

 

-Phẩm chất xã hội (hay đạo đức - chính trị): thế giới quan, niềm tin, lí tưởng, lập trường, thái độ chính trị, thái độ lao động.

-Phẩm chất cá nhân (hay đạo đức tư cách): các nết, các thói, các "thú" (ham muốn).

-Phẩm chất ý chí: tính kỉ luật, tính tự hcủ, tính mục đích, tính quả quyết, tính phê phán...

-Cung cách ứng xử: tác phong, lễ tiết, tính khí...

-Năng lực xã hội hoá: khả năng thích ứng, năng lực sáng tạo, cơ động. mềm dẻo, linh hoạt trong toàn bộ cuộc sống xã hội.

-Năng lực chủ thể hoá: khả năng biểu hiện tính độc đáo, đặc sắc, khả năng biểu hiện cái riêng, cái "bản lĩnh" của cá nhân.

-Năng lực hành động: khả năng hành động có mục đích, có điều khiển, chủ động, tích cực.

-Năng lực giao tiếp: khả năng thiết lập và duy trì quan hệ với người khác.

 

Trên thực tế không có người nào chủ thuộc về một kiểu nhân cách.

 

Căn cứ vào thái độ học tập của sinh viên, một số tác giả (G. Davit Gôttơlit và Khôtkinơ) đã nêu lên 4 kiểu nhân cách sinh viên như sau:

-Kiểu W: Đó là những sinh viên học tập nhằm mục đích chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai, học để có thể hành nghề khi ra trường, họ ít quan tâm tới các lĩnh vực tri thức và hoạt động chung.

-Kiểu X: Gồm những sinh viên chỉ lao vào học những môn học mà họ cho là sẽ cung cấp những tri thức và kinh nghiệm về cuộc sống nói chung, họ không quan tâm tới việc tham gia các công việc xã hội, ngoài việc họp hành trong các tổ chức sinh viên.

-Kiểu Y: Gồm những sinh viên cố gắng đạt kết quả cao trong học tập, nhưng cũng tích cực tham gia các hoạt động chung, coi tập thể sinh viên có ý nghĩa nhất định đối với sự phát triển của bản thân.

-Kiểu F: Những sinh viên thuộc kiểu này thường quan tâm tới các hoạt động xã hội ở trường đại học hơn là bản thân các môn khoa học và nghề nghiệp.

 

TÌNH CẢM là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ.

 

XÚC CẢM

-Có ở người và ở động vật

-Có trước

-Là quá trình tâm lí

-Có tính nhất thời, biến đổi phụ thuộc vào tình huống...

 

TÌNH CẢM

-Chỉ có ở con người

-Có sau

-Là thuộc tính tâm lí

-Có tính ổn định lâu dài.

 

  • Màu sắc xúc cảm của cảm giác là các sắc thái cảm xúc đi kèm theo quá trình cảm giác nào đó.

  • Xúc cảm là những rung cảm xảy ra nhanh, mạnh, rõ rệt hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác.

  • Xúc động là một dạng xúc cảm có cường độ rất mạnh, xảy ra trong thời gian ngắn, có khi chủ thể không làm chủ được bản thân.

  • Say mê là một trạng thái tình cảm mạnh, sâu sắc và bền vững.

  • Tâm trạng là một dạng cảm xúc có cường độ vừa phải hoặc yếu, tồn tại trong thời gian tương đối lâu dài.

  • Stress là một trạng thái căng thẳng về cảm xúc và trí tuệ.

  • Tình cảm là thuộc tính tâm lí ổn định bền vững của nhân cách, nói lên thái độ của cá nhân.

  • Tình cảm đạo đức: biểu thị thái độ của con người đối với các yêu cầu đạo đức trong xã hội, trong quan hệ con người với con người, với cộng đồng, với xã hội (như tình mẹ con, bầu bạn, anh em, tình yêu nam nữ, tình cảm nhóm xã hội).

  • Tình cảm trí tuệ: tính ham hiểu biết, óc hoài nghi khoa học, nhạy cảm với cái mới.

  • Tình cảm thẩm mĩ: thể hiện thái độ rung cảm với cái đẹp.

  • Tình cảm mang tính chất thế giới quan: tinh thần yêu nước, tinh thần quốc tế...

 

Tình cảm là mặt tập trung nhất, đậm nét nhất của nhân cách con người.

Với nhận thức, tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi chân lí, ngược lại, nhận thức là cơ sở, là cái "lí" của tình cảm, lí chỉ đạo tình, lí và tình là hai mặt của một vấn để nhân sinh quan thống nhất của con người.

 

Với hành động, tình cảm nảy sinh và biểu hiện trong hoạt động, đồng thời tình cảm là một trong những động lực thúc đẩy con người hoạt động.

 

Tình cảm có quan hệ và chi phối toàn bộ các thuộc tính tâm lí của nhân cách: trước hết, tình cảm chi phối tất cả các biểu hiện của xu hướng nhân cách (nhu cầu, hứng thú, lí tưởng, niềm tin), tình cảm là mặt nhân lõi của tính cách, là điều kiện và động lực để hình thành năng lực, là yếu tố có quan hệ qua lại với khí chất con người.

 

  • Quy luật "thích ứng"

Trong lĩnh vực tình cảm, nếu một tình cảm nào đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn điệu thì đến một luíc nào đó có hiện tượng thích ứng, mang tính chất "chai dạn" của tình cảm. Dân gian vẫn thường nói "gần thường xa thương" là vậy.

 

QUY LUẬT "CẢM ỨNG" (HAY "TƯƠNG PHẢN")

Trong quá trình hình thành và biểu hiện tình cảm, sự xuất hiện hoặc sự suy yếu đi của một tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm một tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp nó. Hiện tượng đó là biểu hiện của quy luật "cảm ứng" (hoặc "tương phản") trong tìhnh cảm.

 

QUY LUẬT "PHA TRỘN"

Trong đời sống tình cảm của một con người cụ thể, nhiều khi hai tình cảm đối cực nhau có thể cùgn xảy ra một lúc, nhưng không loại trừ nhau, chúgn "pha trộn" vào nhau.

 

QUY LUẬT "DI CHUYỂN"

Trong cuộc sống hàng ngày có lúc tình cảm thể hiẹn quá "linh động", có khi ta không kịp làm chủ tình cảm của mình như hiện tượng "giận cá chém thớt", "ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng"... Đó là biểu hiện của quy luật "di chuyển" tình cảm từ đối tượng này sang đối tượng khác có liên quan với đối tượng gây nên tình cảm trước đó.

 

QUY LUẬT "LÂY LAN"

Trong mối quan hệ tình cảm giữa con người với nhau có hiện tượng vui "lây", buồn "lây" hoặc "đồng cảm", "cảm thông" giữa người này với người khác. Những hiện tượng này là biểu hiện của quy luật "lây lan".

 

Ý CHÍ là một phẩm chất nhân cách, ý chí thể hiện năng lực thực hiện những hành động có mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.

 

  • Tính mục đích: Là phẩm chất đặc biệt quan trọng của ý chí, tính mục đích của ý chí cho phép con người điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích tự giác.

  • Tính độc lập: Là phẩm chất ý chí cho phép con người quyết định và thực hiện hành động theo những quan điểm và niềm tin của mình.

  • Tính quyết đoán: Đó là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sở tính toán cân nhắc kĩ càng, chắc chắn.

  • Tính kiên cường: nói lên cường độ của ý chí, cho phép con người có nhưngz quyết định đúng đắn, kip thời trong những hoàn cảnh khó khăn và kiên trì thực hiện đến cùng mục đích đã xác định.

  • Tính dũng cảm: Khả năng sẵn sàng và nhanh chóng vươn tới mục đích bất chấp khó khăn nguy hiểm cho tính mạng hay lợi ích của bản thân.

  • Tính tự kiềm chế, tự chủ là khả năng và thói quen kiểm tra hành vi làm chủ của bản thân mình, kìm hãm những hành động được cho là không cần thiết hoặc có hại trong trường hợp cụ thể.

 

HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra.

 

HÀNH ĐỘNG TỰ ĐỘNG HOÁ vốn là hành động có ý thức, nhưng do lặp đi lặp lại nhiều lần, hoặc do luyện tập mà nó trở thành tự động hoá, không cần có sự kiểm soát trực tiếp của ý thức mà vẫn thực hiện có kết quả.

 

KĨ XẢO là loại hành động tự động hoá nhờ luyện tập, còn thói quen là loại hành động tự động hoá ổn định trở thành nhu cầu của con người.

 

KĨ XẢO

-Mang tính chất kĩ thuật

-Được đánh giá về mặt thao tác.

-Ít gắn vơí tình huống.

-Có thể ít bền vững nếu không thường xuyên luyện tập củng cố.

-Con đường hình thành chủ yếu của kĩ xảo là luyện tập có mục đích và có hệ thống.

 

THÓI QUEN

-Mang tính chất nhu cầu, nếo sống.

-Được đánh giá về mặt đạo đức.

-Luôn gắn với tình huống cụ thể.

-Bền vững, ăn sâu vào nếp sống.

-Hình thành bằng nhiều con đường như rèn luyện, bắt chước.

 

NHU CẦU là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển.

 

HỨNG THÚ là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động.

 

LÍ TƯỞNG là một mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực, tương đối hoàn chính, có sức lôi cuốn con người vươn tới nó.

 

THẾ GIỚI QUAN là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân, xác định phương châm hành động của con người.

 

NIỀM TIN là một phẩm chất của thế giới quan, là cái kết tinh các quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí được con người thể nghiệm, trở thành chân lí bền vững trong mỗi cá nhân.

 

TÍNH CÁCH là một thuộc tính tâm lí phức tạp của cá nhân bao gồm một hệ thống thái độ của nó đối với hiện thực, thể hiện trong hệ thống hành vi cử chỉ, cách nói năng tương ứng.

 

KHÍ CHẤT là thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tốc độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lí thê hiện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân.

 

NĂNG LỰC là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả.

 

  • Năng lực là một mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị khả năng hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó.

  • Tài năng là mức độ năng lực cao hơn, biểu thị sự hoàn thành một cách sáng tạo một hoạt động nào đó.

  • Thiên tài là mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị ở mức kiệt xuất, hoàn chỉnh nhất của những vĩ nhân trong lịch sử nhân loại.

 

Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ người - người, là một nhân tố cơ bản của việc hình thành phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách.

 

Bốn nhân tố: giáo dục, hoạt động, giao tiếp và tập thể tác động đan xen vào nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong việc hình thành phát triển nhân cách.

 

 

 

Nguồn: Tâm lí học đại cương (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2007)

Thái Hà (đọc và tổng hợp)

 

 

Website: http://nhanvanblog.com/

Facebook: http://www.facebook.com/thaiha811

Page: https://www.facebook.com/nhanvanblog/

Email: dothaiha86@gmail.com

 


Tác giả: Thái Hà đọc và tổng hợp

Bài viết liên quan
Nội dung đang được cập nhật.
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Chẳng cầu trong những năm tháng đẹp nhất gặp được người tốt nhất, chỉ nguyện những năm còn sống được tương phùng, lựa chọn một tòa thành sống với nhau đến già. ...
Tiếng dương cầm vọng mãi
Tiếng dương cầm vọng mãi
Chẳng ngôn ngữ nào êm dịu và trầm lắng cho bằng ngôn ngữ của thi ca Chẳng âm điệu nào thiết tha cho bằng cung thanh trầm của khúc nhạc... Tôi có một tình yêu lớ...
Nắng ấm quê hương
Nắng ấm quê hương
Quê hương là gì hở cha?Ai đi xa cũng nhớ nhiều... Phải thừa nhận rằng từ trước giờ, con chưa bao giờ nghĩ đến khái niệm Quê hương. Và cũng chưa một lần, con tự ...
THÀNH NGỮ TRUNG HOA

THÀNH NGỮ TRUNG HOA

Ngọc bất trác, bất thành khí  Nhân bất học bất tri lý Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ Vô duyên ...
Status 129 trên Nhân Văn Blog

Status 129 trên Nhân Văn Blog

Âm nhạc luôn luôn là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người sống trên trái đất. Không có âm nhạc thế ...
43 câu nói ý nghĩa

43 câu nói ý nghĩa

1. Bộc lộ sự nóng nảy ra ngoài, đó gọi là bản năng. Kìm nén sự nóng nảy vào bên trong, đó gọi là ...
Như một người cha

Như một người cha

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, luôn có những người đã dạy ta một điều gì đó khiến cuộc đời ta thay ...
Người tuổi Dần

Người tuổi Dần

Trời sinh người tuổi Dần rất nhạy cảm, và có giác quan thứ sáu, có khả năng nhìn thấu nội tâm của ...

"Nhân sinh nhược chích như sơ kiến....
Nếu cuối cùng mọi thứ đều phải tan biến, chỉ xin được giữ lại ánh nhìn buổi ban sơ..."

Bụng chứa thi thư, 

phong thái tự đẹp!

Hữu xạ tự nhiên hương

Ngọc bất trác, bất thành khí 

Nhân bất học bất tri lý

Nhất tự thiên kim

Thiên ngôn vạn ngữ

Tri nhân tri diện bất tri tâm

Video clip