Câu truyền miệng “Lòng vả cũng như lòng sung” ám chỉ một điều lòng ta thế nào thì lòng người cũng thế. Ta sao người vậy, chớ vội chê người mà không xét mình.
Thành ngữ “ông chẳng bà chuộc” biểu thị sự chủng chẳng không ăn khớp, không hợp nhau về ý nghĩa cũng như việc làm giữa người này và người khác.
Thành ngữ hàng tôm hàng cá trong tiếng Việt “chỉ những người hay cãi lộn nhau một cách nhỏ nhen” (Đào Văn Tập - Từ điển Việt Nam).
Với thành ngữ "Há miệng chờ sung", nhân dân ta nhằm đả kích những kẻ lười biếng chực ăn sẵn bằng cầu may.
Trong tiếng Việt, “kép” và “đơn là hai từ trái nghĩa, “kép” là “đôi, hai, cặp”, trái với “đơn” là “một”.
Khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương
Trong tiếng Việt, câu tục ngữ khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương được hiểu là khôn thì phải khôn hẳn, khôn đến mức khiến người ta phải sợ, phải kính nể, còn nếu dại thì cũng phải biết thân, biết phận để người khác dễ thông cảm, bỏ qua mà tỏ lòng kính mến, yêu thương.
Ở nước Trung Hoa thời Tam Quốc có viên quan Thừa tướng nổi tiếng đa nghi họ Tào, tên Tháo. Hắn đa nghi đến mức không tin bất kì ai trên dời dù người đó là tướng có tài hay người lính đã hết lòng phục vụ và bảo vệ hắn.
Câu thành ngữ chỉ của cải vật chất không bao giờ hết, hết lại có, vơi lại đầy.
Câu thành ngữ chỉ vợ chồng chung thủy, sống chết bên nhau, luôn luôn cùng nhau.
Con quạ còn được gọi là ác. Gửi trứng cho ác tức là gửi trứng cho quạ, mà trứng là món ăn quạ thèm khát. Câu thành ngữ ở đây hàm ý nói kẻ khờ dại, thật thà tin tưởng cậy nhờ vào kẻ bất lương, gửi gắm niềm tin, tình cảm của mình vào kẻ ác mà không biết.
Câu thành ngữ chỉ việc gặp may mắn, đang lúc nguy ngập lại có chỗ bám víu, thoát khỏi tình trạng tuyệt vọng.
Thành ngữ này ý chê người viết chữ xấu, nguệch ngoạc, thiếu nét, chẳng có hàng lối.
Ốc không nổi mình ốc lại mang cọc cho rêu
Câu thành ngữ ý nói về việc lo liệu cho mình chẳng xong lại còn ôm đồm, cáng đáng cho người khác.
Thành ngữ chỉ những người mối lái trong việc dựng vợ gả chồng, xe duyên cho đôi lứa.
Câu thành ngữ nói đến việc làm uổng công, vô ích, làm cho người khác hưởng.
Câu thành ngữ ý nói về việc phân phát không đều, kẻ được người không, nơi ít nơi nhiều.
Một miệng thì kín, chín miệng thì hở
Câu thành ngữ ý nói bất cứ chuyện gì đã đến người thứ hai biết thì khó giữ được bí mật.
Câu thành ngữ chỉ kẻ không biết lo liệu đề phòng trước, để việc hỏng rồi mới ứng cứu, lo liệu phòng thân. Cũng hàm ý chỉ kẻ dốt nát.
Lừa cũng có ích như ngựa, người ta dùng để chở hàng hoặc cưỡi. Đặc điểm của lừa là khi trên lưng không thồ hàng hoặc thồ quá nhẹ thì quất thế nào cũng cứ ỳ ra. Thành thử người ta phải chất lên lưng lừa hàng nặng hoặc cưỡi lên thì lừa ta mới chịu cất bước. Từ đặc điểm trên, người ta suy ra với nghĩa bóng ám chỉ người nào đó không chịu nghe lời nói nhẹ nhàng, chỉ khi nặng lời hoặc dùng roi vọt, vũ lực mới nghe theo.
Một nghề thì sống đống nghề thì chết
Câu thành ngữ ý nói một nghề mà giỏi thì thành đạt, một nghề mà chắc chắn thì sống, đừng có hời hợt, nghề gì cũng biết nhưng không chuyên một nghề gì thì sẽ đổ vỡ không thành.
Câu thành ngữ ý nói đến kẻ tinh ranh càng lâu ngày càng thêm tinh khôn ranh mãnh.
Lươn ngắn lại chê chạch dài, thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm
Câu thành ngữ hàm ý chỉ kẻ không biết người, biết mình, chỉ biết chê người chứ không biết mình cũng có tật như người.
Câu thành ngữ ý nói bỏ đi cái đã nắm chắc trong tay để chạy theo cái chỉ là hy vọng viển vông không thực tế.
Câu thành ngữ hàm ý chê trách kẻ tham lam sẽ gặp điều xấu, hám lợi, dễ bị lừa, bị hại.
Chưa ai rõ ma hình dạng thế nào nhưng theo quan niệm trong dân gian thì ma là linh hồn người chết đi lang thang. Câu thành ngữ ý nói không thể biết được việc xấu người ta làm vụng trộm, giấu giếm.
Câu này hàm ý chỉ cảnh vợ chồng xa cách, biệt ly.
Câu thành ngữ có ý ám chỉ những người vô ơn, bội nghĩa.
Câu thành ngữ chỉ việc xúi bẩy, kích động cả hai bên kiện cáo nhau.
Câu thành ngữ ngụ ý nói về một việc làm khó khăn, không thể thực hiện được cố che giấu một việc lộ liễu.
Câu thành ngữ ý nói về việc làm ăn lớt phớt, chiếu lệ qua loa cho xong chuyện, không sâu sắc, kỹ càng.
Câu thành ngữ nói đến sự nhiều được ví như cát sông Hằng Hà. Nhiều vô kể không đếm xuể.
Câu thành ngữ chỉ sự gan góc, lì lợm, dám đương đầu với thế lực lớn hơn. Người nào không biết sợ hiểm nguy ta ví người đó có gan, gan như cóc tía.
Câu thành ngữ ý nói về việc khi người ta mất của dễ nghi ngờ lung tung, thường ngờ vực cho kẻ này, người nọ.
Câu thành ngữ chỉ người vô tâm vô tính, bộp chộp, không giấu ai điều gì.
Cái họa cái phúc ở đời khó lường được, may thành rủi, rủi thành may.
Ý nghĩa của câu thành ngữ nói về thái độ bàng quang, tiêu cực, gác bỏ ngoài tai mọi sự đời, trốn tránh đấu tranh.
Câu thành ngữ có ý muốn nói đến việc lợi dụng người ta gặp điều không hay hoặc khó khăn, hoạn nạn để lấn lướt, áp đảo.
Câu thành ngữ ý nói may mắn gặp được nơi sung sướng, đầy đủ một cách tình cờ, ngẫu nhiên, ví như chuột lọt được vào chĩnh đựng gạo, tha hồ mà ăn không phải khổ công tìm kiếm hàng ngày.
Câu thành ngữ muốn nhắc nhở con người ta không nên đánh đồng tất cả cùng loại, tất cả giống nhau vì mỗi người mỗi vẻ, mỗi việc mỗi khác.
Câu thành ngữ ám chỉ cảnh sống bó buộc, tù túng, mất tự do.
Câu thành ngữ này hàm ý chỉ kẻ hành động ngu ngốc, không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì. Còn có câu: Đồ ba phải. Mười rằm cũng ư, mười tư cũng gật.
Giải nghĩa: Khi yêu thì cái gì cũng đẹp, cũng hay, thậm chí là khi có lỗi cũng cho là tốt. Khi ghét thì ghét đến chân tơ kẽ tóc, người ta có tốt cũng cho là xấu. Vì vậy còn có câu: “Khi yêu thì củ ấu cũng tròn, khi ghét thì bồ hòn cũng méo”. Sự yêu ghét làm cho người ta mất cả cái đúng đắn, đối xử thiên lệch, thiếu khách quan, đến mức “Chanh cũng khen ngọt mà hồng chê chua”.
Khẳng định đầu con quạ nào cũng đen. Đen ở đây là ý xấu xa. Thành ngữ ví von cùng một giuộc, cùng bản chất xấu xa như nhau cả. Còn có câu: Giống quạ đen đầu. Đen như quạ.
Nằm trên gai nhọn, nếm mật đắng để tự đầy ải thân mình nhằm nuôi chí phục thù. Ý nói chịu đựng mọi gian khổ để mưu việc lớn. Còn có câu: Nấm mật nằm gai. Ăn sương nằm gió. Nằm sương gối đất. Gối đất nằm gai. Dãi gió dầm mưa cũng hàm chỉ ý trên.
Con chim bị lìa cánh được chắp lại, cây cành bị gẫy lại liền. Ý nói: Đôi trai gái gắn bó với nhau, tình nghĩa vợ chồng khăng khít. Còn có câu: “Chim liền cánh, cây liền cành” gần nghĩa với “gương vỡ lại lành”.
Ếch nhái ở giai đoạn mới sinh trưởng, sống dưới nước, thở bằng mang và có đuôi. Nòng nọc là cóc mới nở từ trứng ra, sống thành đàn ở đám ruộng, ao. Đến kỳ hạn, nó đứt đuôi nhảy lên bờ sống trên cạn. Còn có câu: Nòng nọc đứt đuôi, chính là giống cóc. Ý của câu này là: Rõ ràng dứt khoát, việc nào ra việc ấy, cái nào ra cái ấy.
Hàm ý chỉ sự chia lìa, tan vỡ, sau đó lại được hàn gắn, đoàn tụ. Câu này thường vận để nói đến tình duyên vợ chồng.
Thành ngữ chỉ sự đùm bọc, cưu mang giúp đỡ nhau trong khó khăn, gian nan, hoạn nạn. Còn có câu: Ăn mày thương lấy nhau. Lá rách ít đùm lá rách nhiều.
Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo
Thành ngữ chỉ: Người thiếu trung thực, điêu toa, lật lọng. Còn có câu: Lắt léo như miệng lưỡi.
Sở Khanh, một nhân vật trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Nghĩa bóng: kẻ phản trắc, lừa lọc, đĩ bợm, bạc tình.
Ý nói: Của đem cho tặng, không đáng là bao nhưng tình cảm thì chân thành, nặng nghĩa tình. Còn có câu: Của một đồng, công một nén.
Nước là chất lỏng nên chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp là quy luật tự nhiên. Nghĩa bóng câu này chỉ của cải, lợi lộc cứ dễ dàng rơi vào tay kẻ giàu có, đã giàu lại càng thêm giàu. Còn có câu: Của cải vào cả nhà giàu.
Nghĩa là kế tục chức tước, địa vị, cha trước con sau nối tiếp từ đời này sang đời khác. Đây là một tục lệ của chế độ quân chủ chuyên chế. Thời phong kiến, không chỉ ở nước ta mà ở nhiều nước trên thế giới đều có hiện tượng này. Câu thành ngữ này chỉ rõ cha làm vua, làm quan sẽ truyền ngôi, truyền chức vị lại cho con. Còn có câu: “Con nối cha truyền. Phụ truyền tử kế”.
Rồng là con vật huyền thoại được dân gian tôn thờ, từ cá chép hóa thành. Trước kia, rồng cùng sinh sống dưới nước với tôm. Hàm ý: Người cao quý đến thăm kẻ thấp hèn. Lời nói nhún nhường của chủ nhà với khách. Còn có câu: Sàn hoang được thấy rồng lượn.
Môi và răng là hai bộ phận của cơ thể, gắn liền với nhau, có liên quan với nhau. Hành động của người này có ảnh hưởng đến người khác. Ý nói anh em tình nghĩa ruột già, nghĩa tình đồng bào một nước nên che chở đùm bọc lấy nhau. Còn có câu: Máu chảy ruột mềm. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ...
Nghĩa bóng: Không ăn thua, không tác dụng gì, tốn công vô ích. Còn có câu: Như muỗi đốt chân voi. Như muỗi đốt cột đình. Muỗi đốt sống trâu.
Thành ngữ chỉ: Học ra rả, học thuộc làu làu nhưng không hiểu cái gì. Còn có câu: Học như vẹt. Học như cuốc kêu.
Thành ngữ chỉ: Người học giỏi, thông minh, tài hoa. Còn có câu: Chữ tốt văn hay. Ngược với câu: Văn dốt võ nát.
Do cấu trúc cơ thể, nên cua bò ngang chứ không tiến thẳng như con vật khác. Còn có câu: Ngang như cành bứa. Nghĩa bóng: Rất ngang bướng, nói năng, cư xử khác lẽ thường, khăng khăng không chịu nghe theo người khác.
Cắt: Loài chim dữ, cánh có lông cứng và nhọn, bay nhanh, hay đánh loài chim khác. Còn có câu: Nhanh như bay. Nhanh như điện. Nhanh như sói. Nhanh như tên bắn.
Thực tế, cây nào hoa ấy là do tạo hóa sinh ra. Nói một cách giản dị là “cây nào hoa ấy”, “chẳng hoa nào giống hoa nào”. Từ đó, suy ra vế hai “mỗi nhà mỗi cảnh”, không mấy ai giống ai.
Nghĩa bóng: Ban phát hay sử dụng tiền bạc, đồ vật của người khác để lấy ơn cho mình. Câu gần nghĩa: Lấy xôi làng đãi ăn mày.
Tương là loại nước chấm làm bằng đỗ, cà là thức ăn dễ làm đối với nông dân. Người nông dân coi những thức ăn này làm cơ bản trong sinh hoạt. Vì thế, mới có câu: “Thịt cá là hương hoa, tương cà là gia bản”. Ý nói: Cuộc sống, ăn uống thanh đạm, không cao lương mĩ vị, nhưng bền chắc, lâu dài.
Khi nuốt con mồi xong, cá sấu thường thải ra một lượng muối thừa qua khóe mắt. Lượng muối đó dễ bị nhầm với nước mắt. Thành ngữ hàm ý: Khóc lóc giả dối, vờ vịt che đậy dã tâm của mình, hòng giấu bộ mặt thật.
Thuốc trị bệnh có nhiều vị, tất phải có vị đắng. Vị đắng khó uống hơn vị ngọt, nhưng tan bệnh. Còn vị ngọt đánh lừa cái lưỡi chứ không khỏi bệnh được. Ý nói: Thuốc có vị đắng mới trị lành được bệnh.
Sự kiện cháy nhà làm cho chuột lộ mặt là một hiện thực làm cho người dễ nhận biết. Cũng từ hiện thực này mà suy ra theo hàm ý của thành ngữ là: Nhân khi có biến cố mới phát hiện ra tung tích của kẻ xấu, kẻ phá hoại, bộc lộ bộ mặt thật của kẻ giả nhân giả nghĩa.
Tự phụ, tự cao, cái bệnh ấy khác gì cá không ăn muối (ướp muối). Lắng nghe theo lời người trên, làm theo cái phải ấy là người biết. Cha ông đúc rút kinh nghiệm quả là tài tình.
Con Rồng là truyền thuyết, là sự tưởng tượng của dân gian, cho rằng nó từ cá chép mà thành. Rất có thể từ một truyền thuyết mà có câu chuyện trên, rồi từ chuyện đó mà nên thành ngữ “cá chép hóa rồng” để răn dạy sự học hành, thi tài của người đời, nếu chịu khó, quyết tâm sẽ thành đạt, trở nên danh giá… Tuy nhiên cũng có kẻ may mắn, gặp thời mà “lên xe xuống ngựa”, nhưng phải nhớ rằng gốc gác, cội rễ của mình cũng chỉ từ sự bình thường mà nên. Chớ lấy cái danh giá của hiện tại mà coi thường người khác.
Cá chuối: Một loài cá nước ngọt (còn có nơi gọi là cá quả, cá lóc) rất chăm con. Nghĩa bóng: Cha mẹ chịu mọi khó khăn, gian khổ, quên mình vì con cái. Còn có câu: Cá chuối đắm đuối về con.
Đã đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du mấy ai quên được Hoạn Thư, con người “Ở ăn thì nết cũng hay. Nói điều ràng buộc thì tay cũng già”. Mà nhớ nhất là sự đánh ghen của người đàn bà họ Hoạn này, cái ghen sâu sắc, âm thầm mà độc địa, tàn khốc.
Những câu nói trong dân gian như lá thắm, tơ hồng vương vấn hoặc nguyệt lão xe tơ đều lấy trong điển tích ông tơ bà nguyệt...
Hình ảnh con bọ ngựa giương càng lên như lưỡi gươm trước cỗ xe lớn mà không hề run sợ thì thật đáng phục, nhắc kẻ nhút nhát soi mình. Tuy nhiên, thành ngữ này còn chỉ sự đấu tranh không cân sức, dẫn đến tình thế nguy hiểm, thường là lâm vào thất bại. Đó là điều không nên làm.
Chuyện này dựa theo “Biên niên lịch sử”. Tuy vậy, thành ngữ “Ăn lông ở lỗ” giờ đây chỉ dành để nói những người sống theo kiểu hoang dã, sống chui rúc, bẩn thỉu, ăn sống nuốt tươi mất vệ sinh, thiếu sự hiểu biết, thiếu văn hóa.
Bàn tay không che nổi mặt trời
Sự ngộ nhận là căn bệnh của kẻ gian dối, lừa bịp. Nhiều kẻ vụng trộm, biển thủ của công và của người khác cứ tưởng bàn tay che được mặt trời, nhưng ở đâu cũng có ánh sáng tường tận, trước sau gì rồi sự lừa dối ấy cũng được đưa ra ánh sáng giống như: “Vải thưa không che được mắt thánh” vậy.
Chuyện với nghĩa đen thì con ngựa tài tình, giúp chủ tìm lại đường về, đó là do khứu giác. Vận dụng vào cuộc sống, dân gian đã nói chệch đi, lại chỉ ra rằng: Quen cái mùi cũ, cái việc cũ mà không dứt ra được, tật nào vẫn chứng ấy, khó hòng mà cải sửa, cứ lao đầu vào. Vận như thế quả thật tài tình.
Đất làm ra lúa gạo ngô khoai quý như vàng vậy. Hãy biết tận dụng và trân trọng từng tấc đất...
“Bóc ngắn cắn dài”, lệ thường chỉ hành vi tham ăn tục uống. Nhưng người đời thì lấy cái sự ấy để chỉ những kẻ “Làm thì ít, mà muốn hưởng thụ nhiều, rộng ra là phê phán kẻ làm ăn cò con, hám lợi, bỏ sức bỏ vốn thì ít nhưng muốn thu lợi nhiều, điều đó dễ dàng dẫn đến những vi phạm đạo đức, pháp luật, hòng che đậy hành vi “quá tay” của mình.
Câu truyền miệng “Lòng vả cũng như lòng sung” ám chỉ một điều lòng ta thế nào thì lòng người cũng thế. Ta sao người vậy, chớ vội chê người mà không xét mình.
Từ Truyện Kiều, người đời vận vào cuộc sống, cảm thương xót xa cho số phận của người con gái xinh đẹp nhưng chịu nhiều cay đắng, tủi cực hoặc cuộc đời ngắn ngủi.
Tiên thì ai cũng mơ tưởng tới. Nhưng có hay không và cái giá phải trả để có được tiên mới là cái cần bàn. Ước mơ hão huyền chỉ có ở những người thiếu thực tế. Nhưng theo trí tưởng tượng của người đời thì nàng tiên vẫn là người đẹp nhất, thường sống ở trên trời, bay thướt tha mọi nơi, vì thế truyện cổ tích thường nhắc đến tiên là vậy.
Chuyện dốt hay sính chữ không chỉ chuyện xưa. Nay có kẻ dốt làm quan, nhất là quan pháp đình thì thiên hạ khổ lắm lắm! Một phán quyết sai làm hại cả nhà, thậm chí cả một cộng đồng xã hội. Vì vậy truyện “Tam đại con gà” chính là hiểu được kẻ dốt nói chữ là như thế nào. Chuyện này âu cũng cho đời một bài học.
Quả thật là cha sinh mẹ dưỡng. Công cha mẹ sinh thành dưỡng dục to lớn như núi, mãi mãi mát trong dồi dào như nước trong nguồn chẳng bao giờ cạn. Con cái phải luôn ghi nhớ điều đó để phụng dưỡng đền ơn cha mẹ. Thế mới là người có hiếu, có nhân đức.
Giật gấu vá vai là chỉ việc làm ăn luẩn quẩn cò con, không tạo ra được sự thay đổi lớn, lâu dài mà chỉ có tính chắp vá nhất thời. Chuyện cái vai và cái gấu trên đây là hình ảnh của kẻ khó làm ăn tạm bợ, nhưng cũng có ý chỉ tình cảnh cần giúp đỡ nhau.
Đất có thổ công, sông có hà bá
Ở đâu làm gì cũng cần tôn trọng luật lệ chung, không thể tự ý, tự quyền bất chấp quy định.
Bán lợi, lợi đây không chỉ cái vật chất mà có cả tinh thần, để mua lấy một sự danh giá. Bây giờ nâng cao hơn một bước là mua danh, trục lợi người ta khái quát thành chữ “chạy”. Cái sự mua danh trục lợi, chạy chức, chạy quyền tồn tại trong xã hội đối với những kẻ phàm phu.
Bông lông, khoác lác dành cho những kẻ “Bán trời không văn tự”. Những con người như thế ắt chẳng làm nên tích sự gì. Vậy mà lắm kẻ vẫn dùng miệng lưỡi ấy mà lừa gạt được thiên hạ mới hay.
Đi ăn mày xin được chút ít lại đánh đổ mất cả ở cầu ao không vớt vát được gì. Thành ngữ này chỉ sự khốn cùng lại gặp đen đủi, không may liên tiếp.
Ăn khỏe, chăm làm, lại học hay học giỏi, ngược với “dài lưng tốn vải” chỉ người học trò học chẳng hay, cày chẳng giỏi lại yếu ớt. Trên thực tế, có ăn mới học được. Cũng có người quan niệm học trò thường là kẻ lười nhác vì thế nên có câu: Ai ơi chớ lấy học trò Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm.
“Ăn chay niệm phật từ bi. Nói lời thanh lịch, lòng thì tĩnh tâm”, cũng là đức tính cần học. Nhưng không thiếu gì kẻ giả danh làm cho đạo phật bị ô uế. Dựa vào câu thành ngữ này, thời nay, người đời suy diễn rằng người ăn chay niệm phật là người sống thanh tịnh, hiền lành...
Trong nghĩa bóng của thành ngữ này, chuột tượng trưng cho thành phần xấu, thành phần phá hoại ngấm ngầm, mà mọi người không thể phân biệt khi chưa có chuyện. .. Lúc trong nhà có chuyện, hay trong một tập thể nào đó có vấn đề khó khăn nguy biến xảy ra, những kẻ xấu mới lộ mặt. Và trong trường hợp đó người ta dùng thành ngữ: cháy nhà ra mặt chuột.
Chúa cho ăn, chúa cho mặc, thì cứ hát, cứ múa cho vui tai thích mắt chúa trọn ngày! Đó là tư tưởng phục vụ và trả công của những người "nghệ sĩ chuyên nghiệp" ngày xưa. Họ được chúa nuôi để đàn hát, nhảy múa làm trò tiêu khiển mà lại! Tinh thần đó được phản ánh qua câu thành ngữ ăn cơm chúa múa tối ngày. Chúa trong câu thành ngữ này là ông chủ quyền quý nói chung, mà trước hết là các bậc vua chúa.
Nói về quyền quyết định mọi việc của người phụ nữ trong gia đình, chúng ta có thành ngữ “Lệnh ông không bằng cồng bà”.
Áo gấm về làng là mang vinh hiển trở về quê hương, áo ấy mặc vào ban ngày. Còn như áo gấm mà đi đêm thì ắt là sự sang trọng ấy hẳn có sự mờ ám, khuất tất. Câu thành ngữ còn muốn phê phán sự không hợp lý, không đúng lúc, đúng chỗ của một hành động nào đó xét cho cùng là sự lãng phí, là không có tác dụng nếu không muốn nói là hành động ấy còn mang mục đích thiếu trong sáng như anh chàng ở chuyện trên.
Thoạt tiên, tha phương cầu thực phản ánh việc bỏ quê hương, bản quán đến với phương trời xa lạ để kiếm ăn.
Tiền trảm hậu tấu có nghĩa là chém trước tâu sau (tiền: trước, trảm: chém, hậu: sau, tấu: tâu, thưa). Trong tiếng Việt thành ngữ tiền trảm hậu tấu thường dùng để chỉ những việc làm không chờ đợi cấp trên, cứ làm, cứ hành động trước, xong xuôi mọi chuyện rồi mới báo cáo, thưa gửi.
Thành ngữ sức dài vai rộng thường được dùng để chỉ những người đang ở độ tuổi trẻ, khoẻ và sung sức.
Với việc miêu tả trực quan trạng thái nát nhừ, bể vụn của vật thể, thành ngữ nát như tương có nghĩa gần giống như thành ngữ nát như cám. Tuy nhiên, nát như tương còn có ý nghĩa trừu tượng hơn. Trong đời sống ngôn ngữ hàng ngày, thành ngữ này thường dùng để biểu thị sự hư hỏng, đổ nát của một tổ chức, một thể chế…
Nếu ai đó hay lo lắng vu vơ, lo những chuyện không đâu, những chuyện không đáng phải lo, thì sẽ được coi là người “lo bò trắng răng”.
Trướng là bức màn che cửa, có thêu hình trang trí, đẹp, sang trọng, ngày trước nhà quyền quý hay dùng. Và thành ngữ trướng rủ màn che được dùng để chỉ cuộc sống đài các, êm đềm, được nuông chiều trong sự vinh hoa phú quý của tầng lớp thượng lưu trong xã hội phong kiến, nhất là đối với các lớp con cái của họ.
Khi một người làm việc gì mà nguời khác phải gánh chịu hậu quả của việc ấy (thường là hậu quả không hay), thì trong tiếng Việt, nguời ta thường nói là “quýt làm cam chịu”.
Thành ngữ vừa ăn cướp vừa la làng, vừa đánh trống vừa ăn cướp được sử dụng với nghĩa khái quát hơn hàm chỉ những hành vi cố ý làm việc ác lại còn lớn tiếng vu cáo kẻ khác, làm ra vẻ như mình là nạn nhân. Đó là hành vi đổi trắng thay đen, đánh lừa dư luận.
Khi có người nào khờ dại mà bị mắc lừa, phải làm một việc vô ích nguời ta hay ví với “đười ươi giữ ống”.
Với người Việt Nam, ý nghĩa chung của thành ngữ đồng không mông quạnh không có gì là phức tạp khó hiểu. Trong mọi trường hợp, thành ngữ này đều được dùng để chỉ một không gian trống trải, vắng lặng đến mức gây cho con người cảm giác choáng ngợp vì cô đơn.
Thành ngữ tục ngữ: Ăn cháo đái bát
Một ai đó, khi được người khác giúp đỡ thoát khỏi khó khăn, hoạn nạn mà sau đó lại phụ ơn, bội nghĩa thậm chí phản lại ân nhân của mình, thì dân gian thường phê phán, chỉ trích bằng thành ngữ ăn cháo đái bát.
Thành ngữ tục ngữ: Như nước đổ đầu vịt
Với một số đối tượng, thì có khuyên bảo, dạy dỗ đến đâu cũng vô ích, không có tác dụng gì. Công sức dạy bảo khuyên nhủ đó cũng như "nước đổ đầu vịt" mà thôi.
Sống để dạ chết mang theo và các biến thể của nó như sống để bụng chết chôn đi, sống để bụng chết mang theo, sống để dạ chết đem theo... đều phản ánh hai ý nghĩa:
Trong dân gian Việt Nam “Cuội” vốn đã mang cái tiếng xấu là hay nói dối, “nói dối như Cuội” mà lại! “Bắc thang lên đến tận mây, hỏi sao Cuội phải ấp cây cả đời ? Cuội nghe hỏi thế Cuội cười. Bởi hay nói dối lên ngồi ấp cây” (Ca dao). Và những người nói lăng nhăng, không thật thì gọi là nói nhăng nói cuội.
Thành ngữ tục ngữ: Ướt như chuột lột
Người ta chỉ thấy chuồn chuồn, cua cáy, rắn rết lột xác, chứ có ai thấy chuột lột bao giờ. Thế mà trong tiếng Việt vẫn tồn tại thành ngữ “Ướt như chuột lột” để chỉ sự ướt át đến thảm hại của kẻ ăn sương lội nước.
Trong cuộc sống, đôi khi chỉ vì tham những lợi lộc nhỏ mọn, trước mắt mà người ta bỏ qua những nguồn lợi lâu dài, to lớn hơn. Vậy là tham bát bỏ mâm.
Thành ngữ tục ngữ: Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
Khi biết trước một sự bất lợi nào đó, con người tìm cách tránh nó, song họ lại gặp phải một sự bất lợi khác mà đôi khi nó còn lớn hơn so với bất lợi lúc đầu. Ý của câu tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa là như thế.
Thành ngữ tục ngữ: Tứ cố vô thân
Ngoảnh lại nhìn bốn phương nào có ai thân thích với mình! Tứ cố vô thân là vậy.
Theo dân gian, ngày năm tháng năm âm lịch là ngày “diệt sâu bọ”. Người ta làm bánh trái, đồ xôi, nấu chè, bày hoa quả cúng tế để tẩy trừ “sâu bọ” có hại cho cây cối, mùa màng và đời sống nói chung.
Thành ngữ tục ngữ: Thua keo này bày keo khác
Trong cuộc sống không phải bao giờ cũng thuận chiều suôn sẻ. Con người không dễ dàng tránh khỏi những thất bại đắng cay. Người không có chí, gặp thất bại là nản lòng, là bỏ cuộc. Người có chí, khi thất bại phải tìm cách khôi phục, không chịu thua thiệt, thua keo này bày keo khác.
Hễ ai mắc nợ nhiều, nợ người này chưa kịp trả đã phải đi vay người khác, cứ thế chồng chất, nợ đìa ra… thì được gọi là “nợ như chúa Chổm”. Vậy chúa Chổm là ai?
Những người kém thông minh, chậm hiểu, dốt nát, khờ dại thường bị chế giễu bằng thành ngữ “dốt có đuôi”. Thành ngữ này có xuất phát điểm và quá trình chuyển dịch rất thú vị.
Vờ là một loại côn trùng sinh ra ở mặt nước và có kiếp sống chưa trọn một ngày. Khi chết, xác vờ phơi trên các bãi sông, mỏng dính, lép kẹp, trông thật thảm hại. Còn nhộng thì sau khi đã kéo hết tơ vẫn còn một lớp xơ mỏng bọc quanh mình. Xơ nhộng vừa dai nhách vừa tớp túa. Những hiểu biết này giúp chúng ta thấy rằng, có lẽ thành ngữ xác như vờ xơ như nhộng là dạng rút gọn từ cách nói xác như xác vờ, xơ như xơ nhộng để chỉ sự lép kẹp, mỏng dính và tớp túa của sự vật được đem ra so sánh.
Thành ngữ tục ngữ: Ba chìm bảy nổi
Thành ngữ ba chìm bảy nổi dùng để ví cảnh ngộ của một người khi lên xuống, phiêu giạt, long đong vất vả nhiều phen.
Nói có sách mách có chứng, nghĩa là nói điều gì đó xác thực, có chứng cứ rõ ràng, có thể kiểm chứng được. Nói có sách, mách có chứng có nghĩa là không nói vu vơ kiểu ăn ốc nói mò, không thêu dệt, không nói kiểu tung tin thất thiệt, bịa đặt dựng chuyện, vu oan giá hoạ để bóp méo, xuyên tạc sự thật hay đổ lỗi cho người khác.
Thành ngữ tục ngữ: Có nếp có tẻ
Trong đời sống thực tế, nếp thường được coi trọng hơn tẻ. Cơm tẻ là món ăn thường ngày, còn nếp thì chỉ đôi khi, vào những dịp nào đấy mới có. Về mặt giá trị, nếp quí hơn tẻ. Đem so sánh nếp với tẻ thì chắc chắn là có sự đánh giá trọng khinh, hơn kém.
Thành ngữ tục ngữ: Năm tao bảy tuyết
Trong tiếng Việt để diễn tả ý nhiều lần gặp lại (của một sự việc nào đó), người ta thường dùng thành ngữ năm tao bảy tiết (tuyết).
Trong đời sống hàng ngày, ta thường dùng thành ngữ chó mái chim mồi để chỉ bọn người cam tâm làm tay sai cho kẻ thù.
Thành ngữ tục ngữ: Vàng thau lẫn lộn
Vàng, thau là hai kim loại khác nhau. Vàng thuộc loại kim loại quý, hiếm, có giá trị cao. Còn thau chỉ là hợp chất giữa đồng và kẽm, có màu vàng lợt. Về hình thức, vàng và thau có màu sắc như nhau, dễ nhầm lẫn. Nhưng về bản chất, vàng, thau hoàn toàn khác nhau, không thể đánh đồng cùng một hạng, một thang giá trị.
Ăn chay niệm phật nói lời từ bi
Thành ngữ Ăn chay niệm Phật, nói lời từ bi được lưu truyền rộng rãi trong Phật giáo nói riêng, trong nhân dân nói chung để chỉ sự ăn uống thanh đạm: tụng kinh thờ Phật, nói năng hiền từ, không độc địa trong lời nói cửa miệng.
Thành ngữ tục ngữ: Cạn tàu ráo máng
Thành ngữ cạn tàu ráo máng được dùng để chỉ sự đối xử tàn tệ, không còn tình nghĩa giữa những con người với nhau
Thành ngữ tục ngữ: Ếch ngồi đáy giếng
Trong "Truyện ngụ ngôn Việt Nam" có câu chuyện kể về một chú ếch hợm hĩnh, nông nổi, đáng thương.
Giải thích thành ngữ: Nhạt phấn phai hương
Người phụ nữ bao giờ cũng có thời xuân sắc, trẻ trung, lọt vào mắt xanh bao chàng trai, và làm cho họ say mê, đeo đuổi. Nhưng thời đó cũng phải qua, nhan sắc cũng tàn tạ theo thời gian năm tháng, đó là lúc nhạt phấn phai hương
Thành ngữ tục ngữ: Tức nước vỡ bờ
Trong những vùng ven sông, kênh rạch, người nông dân thường đắp đê, đắp bờ để ngăn chặn nước lớn tràn vào ruộng vườn quá mức cho phép gây ngập úng. Hoặc đắp bờ để giữ nước trong ao hồ, cho việc cần sử dụng. Nếu lượng nước lưu trữ hoặc chảy quá lớn quá mạnh, bờ không thể giữ được phải vỡ, nước tràn.
Giải thích Thành ngữ - Tục ngữ: Chờ được mạ, má đã sưng
Mạ, tiếng địa phương là mẹ. Thành ngữ "chờ được mạ, má đã sưng" có nghĩa là chờ được mẹ ra thì đã bị đánh sưng má rồi. Câu này có ý khuyên không nên ỷ lại, phải biết tự lực trong cuộc sống. Chờ được sự giúp đỡ của người khác, có khi đã bị thiệt hại rồi.
Thành ngữ tục ngữ: Chim sa cá lặn
Ngày nay mọi người đều hiểu thành ngữ này là một cách nói ngoa dụ để chỉ người đàn bà rất đẹp, giống như cách hiểu thành ngữ "hoa hờn nguyệt thẹn", tức đẹp tới mức hoa phải hờn vì kém sắc, trăng phải thẹn vì kém tươi. Nhưng thực ra ý nghĩa ban đầu của thành ngữ này không phải như vậy.
Giải thích thành ngữ: Cõng rắn cắn gà nhà
Thành ngữ cõng rắn cắn gà nhà được dùng trong tiếng Việt với ý nghĩa hàm chỉ hành động phản bội Tổ quốc, phản lại nhân dân, đem giặc về giết hại đồng bào, đồng chí, anh em bạn bè thân thíc
Giải thích thành ngữ: Dở dở ương ương
Trong tiếng Việt, khi nói về những người có tính khí không bình thường, không ra khôn mà cũng chẳng ra dại, người ta nói đó là người “dở dở ương ương”: “Khôn cho người ta sợ, dại cho người ta thương, dở dở ương ương cho người ta ghét” (tục ngữ).
Giải thích thành ngữ: Bóc ngắn cắn dài
Về ý nghĩa thành ngữ bóc ngắn cắn dài, các cuốn sách như “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên (Nxb. KHXH 1988), “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của Nguyễn Lân (Nxb. VH 1989) đều giải thích là nói đến, hoặc chê việc “làm được ít mà tiêu dùng lại quá nhiều”.
Giải thích thành ngữ: Đèo heo hút gió
Nếu chỉ xem xét ý nghĩa chung, ý nghĩa tổng thể thì thành ngữ đèo heo hút gió là một thành ngữ đơn giản, dễ hiểu. Trước hết, người Việt thường dùng thành ngữ này để chỉ nơi rừng núi hoang vu, thiếu vắng người qua lại.
Con cà con kê Trong giao tiếp hàng ngày chúng ta thường gặp một số người có thói quen nói dài, nói dai, nói hết chuyện này đến chuyện khác. Thói quen đó đã được dân gian đúc kết lại bằng một thành ngữ rất cô đọng: “Con cà con kê”
Tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim"
Câu tục ngữ “có công mài sắt, có ngày nên kim” được lưu truyền rộng rãi như một lời dạy, lời giáo huấn mọi người về ý chí bền bỉ trong công việc nói riêng, trong cuộc đời nói chung.
Thành ngữ "Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào”
Nghĩa đen của thành ngữ này là chưa biết con mèo nào sẽ cắn con mèo nào, và nghĩa bóng đều được hiểu là chưa biết ai sẽ hơn ai, ai sẽ thắng ai đây.
Thành ngữ "Chạy như cờ lông công"
Thành ngữ “chạy như cờ lông công” trước hết được hiểu là “chạy rối rít, chạy loạn xạ”... Thành ngữ này còn có một sắc thái nghĩa nữa là “chạy rông, chạy rối rít, chạy không đạt kết quả gì”.
Giữa "ăn ốc" và "nói mò" không có quan hệ nhân quả. Vậy thì, "ăn ốc" và "nói mò" kết hợp với nhau theo quan hệ gì? Và thành ngữ "ăn ốc nói mò" đã xuất hiện như thế nào?
Trong lời ăn tiếng nói của nhân dân ta, thành ngữ rách như tổ đỉa thường được dùng để chỉ sự rách nát, nham nhở của các thứ đồ dùng bằng vải, bằng lá, nhất là đối với quần áo.
Ba hồn bảy vía - Ba hồn chín vía
Ai đã đọc “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, hẳn không quên hình ảnh chị Dậu chạy ra ngõ hú gọi ba hồn bảy vía anh Dậu “về với vợ con” trong khi anh bị bọn cường hào đánh trói nằm bất tỉnh nhân sự trong nhà. Còn trong dân gian, theo mê tín, khi xem bói bài tây hoặc chữa bệnh bằng mẹo, người ta thường bắt buộc phải tráo quân bài hoặc làm một động tác quy ước nào đó bảy lần (với nam) và chín lần (với nữ). Ấy là do “đàn ông có bảy vía, đàn bà có chín vía”, theo sự mê tín của dân gian.
Thành ngữ - tục ngữ: Sơn cùng thủy tận
Thành ngữ sơn cùng thủy tận được tạo thành nhờ các từ Hán Việt: sơn (núi), thủy (nước), cùng, tận (cuối hết). Trước tiên, thành ngữ sơn cùng thủy tận chỉ những nơi, những địa điểm xa xôi hẻo lánh.
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối ếch ngồi đáy giếng chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.
Thành ngữ hàng tôm hàng cá trong tiếng Việt “chỉ những người hay cãi lộn nhau một cách nhỏ nhen” (Đào Văn Tập. Từ điển Việt Nam).
Hồn và phách (cũng gọi là vía) theo quan niệm dân gian, là phần tinh thần, phần linh hồn của con người ta đối với thể xác. Hồn và phách luôn tồn tại cùng thể xác khi người ta còn sống. Khi người ta chết thì hồn bay lên không, phách nặng, phụ thuộc vào phần hình của con người, thì tiêu xuống cõi âm.
Nói toạc móng heo là nói thẳng, nói thật không úp mở quanh co.
Thành ngữ này được dùng để chỉ lòng dạ đổi thay tráo trở của con người.
Trên thao trường hay ngoài mặt trận, những tay thiện xạ thường được ca ngợi là người có tài “bách phát bách trúng” hay “trăm phát trăm trúng”. Vì sao người ta lại ưa thích ca ngợi người bắn giỏi theo cách như vậy?
Trong cuộc rượu đãi khách, trước tiên chủ nhà thường rót chén mời khách uống. Chén rượu từ tay người chủ rót để mời khách ấy gọi là chén thù. Uống xong, khách lại tự tay rót chén rượu nâng lên mời chủ để đáp lại tấm lòng thân tình, nồng thắm của người chủ dành cho mình. Chén rượu do khách rót nâng lên mời chủ ấy là chén tạc. Dân gian đã chớp lấy một chi tiết nhỏ trong cuộc tạc thù giao tiếp nhau để biểu trưng cho toàn cuộc vui với không khí thân mật, cởi mở giữa chủ và khách, giữa những người dự tiệc với nhau.
Thành ngữ “ông chẳng bà chuộc” biểu thị sự chủng chẳng không ăn khớp, không hợp nhau về ý nghĩa cũng như việc làm giữa người này và người khác.
Kín cổng cao tường là những nơi mà người thường không thể đặt chân tới, đó là những nơi thâm nghiêm, cơ mật.
Ý nghĩa của thành ngữ há miệng mắc quai thường được người Việt nhận diện dễ dàng. Ai cũng hiểu thành ngữ này được dùng để chỉ hành vi né tránh, không dám nói đến khuyết điểm của người khác vì sợ đụng chạm đến cả những khuyết điểm mà mình cũng đã phạm phải.
Với thành ngữ Há miệng chờ sung, nhân dân ta nhằm đả kích những kẻ lười biếng chực ăn sẵn bằng cầu may.
Trong tiếng Việt, “kép” và “đơn là hai từ trái nghĩa, “kép” là “đôi, hai, cặp”, trái với “đơn” là “một”.
Voi thường được tượng trưng cho cái gì to lớn khác thường, có tính chất khổng lồ. Trong nhiều ngữ cảnh khác, voi cũng mang ý nghĩa đó: voi nan, (bệnh) chân voi, lấy thúng úp voi, châu chấu đá voi, đầu voi đuôi chuột... Tiên thì thường dùng để biểu hiện cái gì tuyệt mỹ, tuyệt hảo đến mức lí tưởng: đẹp như tiên, sướng như tiên, có phép tiên, thuốc tiên, v.v...