Thứ hai, 09/12/2024 - 07:47

Âm vực và chất giọng

Âm vực (AV) là danh từ chuyên môn trong âm nhạc. Âm vực là phạm vi giữa âm thấp nhất và âm cao nhất của một nhạc cụ, tiếng nói hoặc giọng hát... có thể phát ra. Vd: AV của giọng nói, AV của các nguyên âm, AV của các thanh điệu, AV nhạc cụ…. Với sự cảm nhận bằng th&iacu...

Âm vực (AV) là danh từ chuyên môn trong âm nhạc. Âm vực là phạm vi giữa âm thấp nhất và âm cao nhất của một nhạc cụ, tiếng nói hoặc giọng hát... có thể phát ra. Vd: AV của giọng nói, AV của các nguyên âm, AV của các thanh điệu, AV nhạc cụ…. Với sự cảm nhận bằng thính giác âm nhạc, có thể xác định ranh giới hoặc mức độ cung bậc về AV tương đối của các tiếng thanh, như: cao, nửa cao, trung bình, nửa thấp, thấp. Theo kết quả phân tích các thông số âm học của giọng nói con người, AV giọng nói của phụ nữ và trẻ em cao gấp đôi AV giọng nói của nam giới. Giọng hát giữa nam và nữ, xét về AV cũng khác nhau cao, trung bình, trầm). Xác định âm vực và chất giọng. Để đo âm vực và biết mình thuộc giọng gì, bạn dùng piano hoặc keyboard để đối chiếu (tốt nhất nên nhờ 1 chuyên gia thanh nhạc). Sau đó bạn so với bảng sau:

Giọng nữ:
- Nữ cao (Soprano): C4 - A5 (Tức âm vực của bạn nằm trong khoảng từ nốt do ở quãng 8 thứ 4 đến nốt la ở quãng 8 thứ 5).
- Nữ trung (Mezzo-soprano): A3 - F5.
- Nữ trầm (Contralto/Alto): G3 - D5.

Giọng nam:
- Nam cao (Tenor): B2 - G4
- Nam trung (Baritone): G2 - E4
- Nam trầm (Bass): E2 - C4

Ghi chú: Quãng 8 (Octave - tiếng Ý là 8, tiếng Việt là quãng 8). Hiểu theo cách đơn giản là 1 dãy 8 nốt liên tiếp: đồ rê mi fa sol la si đố. Cách phân chia các quãng 8 trên đàn piano/ keyboard: Các phím keyboard hoặc piano sẽ được chia thành các quãng 8 nối tiếp nhau và được đánh số như sau:

 

 

Kí hiệu các nốt nhạc:
C: do
D: re
E: mi
F: fa
G: sol
A: la
B: si

Khi thấy kí hiệu C1: Bạn hiểu là nốt đô của quãng 8 thứ nhất.
C4: là nốt do của quãng 8 thứ 4 (Nốt màu xanh trong hình), còn gọi là nốt đô giữa. Mở rộng âm vực.

 

Kí hiệu các nốt nhạc:
C: do
D: re
E: mi
F: fa
G: sol
A: la
B: si

Khi thấy kí hiệu C1: Bạn hiểu là nốt đô của quãng 8 thứ nhất.
C4: là nốt do của quãng 8 thứ 4 (Nốt màu xanh trong hình), còn gọi là nốt đô giữa. Mở rộng âm vực.

Nếu kiên trì luyện tập đúng kỹ thuật (tự tập, tập không đúng rất dễ dẫn đến hư giọng). Khi học Thanh nhạc, các giáo viên sẽ xác định lại âm vực cũng như loại chất giọng của bạn, đồng thời chỉ ra các ưu điểm, khuyết điểm. Sau đó các giáo viên sẽ hướng dẫn các kỹ thuật luyện thanh (Lấy hơi, ghìm hơi, đẩy hơi, ngân, rung, phát âm...) và hướng dẫn các bài xướng âm để phát triển âm vực của mình. Nếu bạn tập luyện trong thời gian dài, đúng kỹ thuật, bạn có thể mở rộng âm vực của mình khoảng 1-1,5 cung mà vẫn giữ nguyên được chất giọng tự nhiên của mình. Để mở rộng dần âm vực, bên cạnh kỹ thuật luyện thanh, bạn hãy học kỹ một bài xướng âm (hoặc một bài hát nào đó mà bạn yêu thích, phù hợp với chất giọng của mình). Hàng ngày, lúc nào rảnh rỗi (tốt nhất là vào buổi sáng sớm) bạn tiến hành các bước: Hát nâng cao dần (tối thiểu là cao hơn 1 nốt so với thường lệ), rồi hạ thấp dần đến một cao độ thích hợp (Tăng dần từng nửa cung đến cao độ thích hợp, sau đó tiến hành ngược lại). Bạn hãy chú ý, cần kiên trì, ban đầu hát nhỏ, sau đó to dần, đừng gắng sức quá mức (có thể là hư giọng). Kiên trì tập luyện trong thời gian dài như vậy, âm vực của bạn sẽ được mở rộng dần, thêm được 1-1,5 cung.

Chất giọng (giọng hát) là tên gọi của một quãng (khoảng) âm thanh của một người (nói hoặc hát được), trong Bảng bậc thang âm vực của con người. Ví dụ: Giọng trầm (thấp) nhất trong các loại giọng người có tên là Basso profondo - Nam trầm đại, giọng nữ trầm nhất có tên là Contralto (alto).

Theo các nhà âm học, giọng hát cao hay thấp, việc luyện tập chỉ đóng góp khoảng 10 - 30%, chủ yếu là do yếu tố sinh lý, do cấu tạo và giới hạn tần số rung của môi giọng. 

Giọng hát có hai loại chính đó là: Giọng nam, giọng nữ. Trong đó:
* Giọng nam gồm:
- Giọng nam cao (ternor) có âm vực rất rộng (17 nốt nhạc liên tiếp).
- Giọng nam trung (bariston) cũng có âm vực rất rộng (17 nốt nhạc liên tiếp).
- Giọng nam trầm (bass) âm vực 17.
Ngoài ra, trước đây còn có loại giọng của các caraster (những nam ca bị hoạn) để giữ cho giọng hát được trong.

* Giọng nữ gồm:
- Giọng nữ cao (soprano) âm vực 17.
- Giọng nữ trung (mezze soprano) âm vực 17.
- Giọng nữ trầm (alto) âm vực 17.
Ngoài ra còn có nhiều loại giọng hiếm.

Phân loại chất giọng
Về cơ bản giọng hát chia làm 4 giọng chính: Bass, Tenor, Contralto và Soprano. Đây cũng chính là 4 bè của một dàn hợp xướng. Tuy nhiên về sau, do nhu cầu đa dạng hóa các nhân vật, với nhiều tính cách khác nhau, nên trong Opera giọng hát được phân chia một cách cụ thể hơn, gồm có 6 giọng: Bass, Baritone, Tenor, Contralto, Mezzo-soprano và Soprano. Trong mỗi loại giọng lại chia ra làm nhiều loại tùy theo âm sắc và âm vực.


1. Basso: Nam trầm

Chất giọng đạt tới những note rất trầm của quãng 8 -2 hoặc hơn thế, rất dày và ồm, thể hiện sự già cỗi, kinh nghiệm. Giọng nam trầm thuộc loại hiếm, trong các tác phẩm cần giọng nam trầm thì thường là Baritone phải đảm nhận thay. Giọng này chỉ lên được những note đầu tiên của quãng 8 thứ 2. Giọng Basso được phân thành các loại như sau:

- Basso profondo: Nam trầm đại - giọng trầm nhất trong các loại giọng người. Đặc điểm: có âm sắc rất trầm, trang trọng, sâu sắc. Âm vực có thể xuống đến C, thậm chí hơn nữa. Basso profondo xuất hiện trong các vai thần thánh, đạo sĩ hay các vị vua chúa. 

- Basso cantante: Nam trầm trữ tình - chủ yếu trong biểu diễn thính phòng (cantante = singing). Rất ít khi xuất hiện trong Opera.

- Basso leggiero (basso buffo): Nam trầm nhẹ (nam trầm hài hước) thường có trong opera Bel canto. Giọng nam trầm, nhưng vẫn có khả năng chạy note rất nhanh, cùng với khả năng diễn xuất hài hước. Có thể hát đẹp đến E và hát được một số vai dành cho Bass - Baritone. 

- Bass - Baritone: Nam trung trầm - Giọng nam vừa có âm sắc của cả nam trầm và nam trung, có khả năng thể hiện được cả vai của nam trung và nam trầm nhẹ. 

2. Baritone: Nam trung 
Trong Opera có chia ra các vai: nam trung hài hước, nam trung trữ tình và nam trung kịch tính, nhưng trên thực tế các giọng nam trung đều hát được tất cả các vai trên. Âm vực của nam trung từ A đến a1, giọng dày, đầy đặn đặc biệt ở khu trung âm. 

3. Tenor: Nam cao 
- Hendeltenor: Nam cao siêu kịch tính - giọng hát dày khoẻ và vang có âm sắc giống với baritone, có khả năng hát xuyên dàn nhạc, dàn hợp xướng. Có thể fullvoice đến c2. Những vai này chủ yếu có trong opera của Wagner.

- Dramatic tenor: Nam cao kịch tính - giọng dày, khoẻ, fullvoice đến c2, thường diễn tả các vai anh hùng, dũng sĩ.

- Lirico spinto tenor: Giọng nam cao trữ tình nhưng có thể chuyển sang kịch tính ở những đoạn cao trào. Những vai này hay xuất hiện trong opera Verisimo.

- Lirico tenor: Nam cao trữ tình - giọng đẹp, sáng, bay bổng. Nam cao trữ tình thường là nhân vật chính khá phổ biến trong opera, từ các tác phẩm của Mozart, Opera Bel canto cho đến Verisimo.

- Leggiero tenor: Nam cao nhẹ - giọng nhẹ, sáng, nhanh nhẹn nhưng hơi mảnh, có khả năng lên đến d2 (thậm chí f2). Chủ yếu xuất hiện trong Opera Bel canto.

- Counter tenor: Giọng phản nam cao - giọng hiếm, trước đây dành cho Castrato (những người đàn ông bị hoạn từ nhỏ để giữ giọng cao và trong như mezzo-soprano, soprano). Các Counter tenor chủ yếu biểu diễn nhạc thính phòng với các tác phẩm thời kì Baroque. Counter tenor sử dụng kĩ thuật Falsetto (giả thanh), âm vực bằng nữ trầm (contralto, tuy nhiên nhiều trường hợp có thể lên đến quá c3 tương đương soprano), âm sắc hơi thô và đanh hơn so với giọng nữ. Các vai cho Counter tenor là những cậu bé, thậm chí những dũng sĩ tráng kiện (hoàn toàn không phải những thanh niên ẻo lả).

4. Contralto (alto): Giọng Nữ trầm được tạo bởi contre (trầm) và alto (cao) - do trước đây alto là thiếu niên nam hoặc castrato. Đây là giọng nữ trầm nhất, hát chủ yếu bằng giọng ngực. Giọng dày, trầm, khoẻ. Chủ yếu là vai phụ (vú già, người hầu), vì vậy các contralto thường chuyển sang hát các vai dramatic mezzo.

5. Mezzo-soprano: Nữ trung (mezzo = middle)
- Dramatic mezzo-soprano: Nữ trung kịch tính, giọng ngực dày, khoẻ, thường là vai thứ trong opera (Armenis, Azucena) hoặc những người phụ nữ lẳng lơ, thủ đoạn (Carmen, Dalila); có khả năng fullvoice đến g2.

- Coloratura mezzo-soprano: Nữ trung màu sắc - giọng nhanh, nhẹ hơn so với nữ trung kịch tính, thường là các vai hài. Có thể fullvoice đến a2. Xuất hiện phổ biến trong Bel canto.

6. Soprano: Nữ cao
- Wagnerian soprano: Nữ cao siêu kịch tính (tương đương như Hedeltenor của giọng nam) - giọng cao nhưng đặc biệt dày và khoẻ, vang, có khả năng hát xuyên dàn nhạc và dàn hợp xướng, âm sắc gần với nữ trung, thường xuất hiện trong Opera của Wagner, R. Strauss. Fullvoice đến c3.

- Dramatic soprano: Nữ cao kịch tính, giọng vang, khoẻ. Fullvoice tốt ở c#3. Thường là vai dành cho những nữ anh hùng hoặc những nhân vật có tính cách mạnh mẽ. Chủ yếu xuất hiện trong Opera của Verdi.

- Lirico spinto soprano: giọng nữ trữ tình nhưng có thể chuyển thành kịch tính ở những đoạn cao trào. Đây là những vai phổ biến trong Opera của Verdi và các tác giả trường phái Verismo, thường là những người phụ nữ gặp bất hạnh và đau khổ trong cuộc sống, tình yêu.

- Lirico soprano: Nữ cao trữ tình - khu trung âm đầy đặn, giọng mềm mại, bay bổng, thể hiện những người phụ nữ hiền lành, trong sáng, giản dị và hơi có phần yếu đuối (Micaela, Lìu, Mimi...).

- Coloratura soprano: Nữ cao màu sắc - âm vực rộng hơn so với nữ cao bình thường (hơn 2 quãng 8), đặc biệt về âm khu cao, âm sắc nghe giống tiếng sáo. Đặc biệt có khả năng luyến láy các note ở âm vực cao rất tốt. Gồm 2 loại:

+ Lirico coloratura soprano (sobourette): nữ cao trữ tình màu sắc, giọng hơi mỏng, nhẹ, fullvoice đến d3, thể hiện những vai thiếu nữ trong sáng thơ ngây, hoặc vai những cô hầu gái nhí nhảnh, vui tính. Những ca sĩ giọng này, giọng trữ tình là chính nhưng có khả năng sử dụng kĩ thuật hát các note hoa mĩ của nữ cao màu sắc.

+ Dramatic coloratura: giọng kịch tính màu sắc - giọng khoẻ, hơi tối, nhưng lên cao lại sáng, fullvocie đến e3, staccato đến f3, thậm chí cao hơn.


Tác giả: Sưu tầm và tổng hợp

Bài viết liên quan
Nội dung đang được cập nhật.
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Chẳng cầu trong những năm tháng đẹp nhất gặp được người tốt nhất, chỉ nguyện những năm còn sống được tương phùng, lựa chọn một tòa thành sống với nhau đến già. ...
Tiếng dương cầm vọng mãi
Tiếng dương cầm vọng mãi
Chẳng ngôn ngữ nào êm dịu và trầm lắng cho bằng ngôn ngữ của thi ca Chẳng âm điệu nào thiết tha cho bằng cung thanh trầm của khúc nhạc... Tôi có một tình yêu lớ...
Nắng ấm quê hương
Nắng ấm quê hương
Quê hương là gì hở cha?Ai đi xa cũng nhớ nhiều... Phải thừa nhận rằng từ trước giờ, con chưa bao giờ nghĩ đến khái niệm Quê hương. Và cũng chưa một lần, con tự ...
THÀNH NGỮ TRUNG HOA

THÀNH NGỮ TRUNG HOA

Ngọc bất trác, bất thành khí  Nhân bất học bất tri lý Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ Vô duyên ...
Status 129 trên Nhân Văn Blog

Status 129 trên Nhân Văn Blog

Âm nhạc luôn luôn là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người sống trên trái đất. Không có âm nhạc thế ...
43 câu nói ý nghĩa

43 câu nói ý nghĩa

1. Bộc lộ sự nóng nảy ra ngoài, đó gọi là bản năng. Kìm nén sự nóng nảy vào bên trong, đó gọi là ...
Như một người cha

Như một người cha

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, luôn có những người đã dạy ta một điều gì đó khiến cuộc đời ta thay ...
Người tuổi Dần

Người tuổi Dần

Trời sinh người tuổi Dần rất nhạy cảm, và có giác quan thứ sáu, có khả năng nhìn thấu nội tâm của ...

"Nhân sinh nhược chích như sơ kiến....
Nếu cuối cùng mọi thứ đều phải tan biến, chỉ xin được giữ lại ánh nhìn buổi ban sơ..."

Bụng chứa thi thư, 

phong thái tự đẹp!

Hữu xạ tự nhiên hương

Ngọc bất trác, bất thành khí 

Nhân bất học bất tri lý

Nhất tự thiên kim

Thiên ngôn vạn ngữ

Tri nhân tri diện bất tri tâm

Video clip