Thứ sáu, 26/04/2024 - 15:53

Khái niệm ca khúc trữ tình

Ca khúc trữ tình là những bài hát thể hiện chiều sâu nội tâm của con người với những cung bậc khác nhau...

     Theo chuyên luận Bay lên từ truyền thống của tác giả Nguyễn Đăng Nghị, khái niệm ca khúc trữ tình được phân biệt với 5 loại ca khúc khác nhau là hành khúc, chính ca, những bài ngợi ca, những bài trào phúng, trường ca; và được định nghĩa: “Ca khúc trữ tình là những bài hát thể hiện chiều sâu nội tâm của con người với những cung bậc khác nhau (…) Ca khúc trữ tình có thể chia thành mấy dạng sau: trần thuật, chính luận, dân gian, tình ca và trữ tình nghệ thuật”.

     Với đối tượng tư liệu của luận văn là các ca khúc trữ tình cách mạng giai đoạn 1954 - 1975, chúng tôi quan niệm ca khúc trữ tình bao gồm cả những bài ngợi ca (ngợi ca anh hùng, lãnh tụ, tổ quốc…), những ca khúc “thể hiện chiều sâu nội tâm của con người với những cung bậc khác nhau” và thường được trình diễn theo hình thức đơn ca. Nói cách khác, theo quan điểm của chúng tôi, hình thức trình diễn là một tiêu chí quan trọng để xác định tính chất trữ tình của ca khúc. Những ca khúc dùng cho sinh hoạt tập thể, được nhiều người trình diễn (đồng ca hoặc hợp xướng) sẽ không phải là đối tượng thu thập, khảo sát, phân tích của chúng tôi trong luận văn này.

     Những ca khúc trữ tình cách mạng giai đoạn 1954 - 1975 chính là những ca khúc gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc, phản ánh đời sống mọi mặt của cuộc kháng chiến ở cả hai miền Nam Bắc. Với một quan niệm rộng như vậy, chúng tôi thu thập cả 37 ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn ở miền Nam và sẽ dành một phần riêng để đánh giá những ca khúc này. Bên cạnh đó là 128 ca khúc trữ tình cách mạng khác của các tác giả ở cả hai miền, đưa tổng số khối lượng ca khúc được khảo sát lên con số 165 được sắp xếp theo trình tự thời gian dưới đây:

  1. Hát mừng anh hùng Núp (1954). Nhạc và lời: Trần Quý.
  2. Ta đã lớn (1954). Thơ: Tố Hữu; Nhạc: Nguyễn Xuân Khoát.
  3. Hòa bình trên đất nước ta (1954). Nhạc và lời: Nguyễn Mạnh Thường.
  4. Quê tôi giải phóng (1954). Nhạc và lời: Văn Chung.
  5. Gọi nghé trên đồng (1955). Nhạc: Dzoãn Mẫn; Lời: Hồng Đăng.
  6. Hà Nội – Bắc Kinh – Mạc Tư Khoa (1955). Nhạc và lời: Xuân Oanh.
  7. Tình trong lá thiếp (1955). Nhạc và lời: Phan Huỳnh Điểu.
  8. Lời ca thống nhất (1955). Nhạc và lời: Trần Quý.
  9. Câu hò bên bờ Hiền Lương (1956). Nhạc: Hoàng Hiệp; Lời: Hoàng Hiệp – Đằng Giao.
  10.  Mẹ yêu con (1956). Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý.
  11. Tình ca (1957). Nhạc và lời: Hoàng Việt.
  12.  Đảng cho ta một mùa xuân (1957). Nhạc và lời: Phạm Tuyên.
  13.  Bài ca hy vọng (1958). Nhạc và lời: Văn Ký.
  14. Biết ơn Võ Thị Sáu (1958). Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn.
  15. Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó (1959). Nhạc và lời: Nguyễn Tài Tuệ.
  16. Tình ca Tây Bắc (1959). Nhạc: Bùi Đức Hạnh; Lời: phỏng thơ Cầm Giang.
  17. Việt Nam quê hương tôi (1961). Nhạc và lời: Đỗ Nhuận.
  18.  Xa khơi (1962). Nhạc và lời: Nguyễn Tài Tuệ.
  19.  Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người (1962). Nhạc và lời: Trần Kiết Tường.
  20.  Những ánh sao đêm (1963). Nhạc và lời: Phan Huỳnh Điểu.
  21. Qua sông (1963). Nhạc và lời: Phạm Minh Tuấn.
  22.  Xuân chiến khu (1963). Nhạc và lời: Xuân Hồng.
  23.  Tôi là người thợ lò (1964). Nhạc và lời: Hoàng Vân.
  24.  Anh vẫn hành quân (1964). Nhạc và lời: Huy Du.
  25.  Bạch Long Vĩ đảo quê hương (1965). Nhạc và lời: Huy Du.
  26.  Quảng Bình quê ta ơi (1964). Nhạc và lời: Hoàng Vân.
  27.  Lời anh vọng mãi ngàn năm (1964). Nhạc và lời: Vũ Thanh.
  28.  Tiếng hò trên đất Nghệ An (1964). Nhạc và lời: Tân Huyền.
  29. Tiễn anh lên đường (1964). Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý.
  30. Vui mùa chiến thắng (1964). Nhạc và lời: Văn Chừng – Lam Lương.
  31.  Mỗi bước đi thêm yêu tổ quốc (1965). Nhạc và lời: Tân Huyền.
  32.  Em bé Bảo Ninh (1965). Nhạc và lời: Trần Hữu Pháp.
  33.  Trên biển quê hương (1965). Nhạc và lời: Đức Minh.
  34. Tôi người lái xe (1965). Nhạc và lời: An Chung.
  35.  Khâu áo gửi người chiến sĩ (1965). Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn.
  36.  Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương (1965). Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn.
  37. Hát mừng quê ta giải phóng (1965). Nhạc và lời: Thuận Yến.
  38.  Cô gái vót chông (1965). Nhạc: Hoàng Hiệp; Lời: Phỏng thơ Môlôyclavi.
  39.  Hai chị em (1965). Nhạc và lời: Hoàng Vân.
  40.  Bài ca gửi đất liền (1965). Nhạc và lời: Lương Ngọc Trác.
  41.  Tiếng hát sông Lam (1965). Nhạc và lời: Đinh Quang Hợp.
  42.  Anh Xuân ơi tôi nghe rõ lời anh (1965). Nhạc: Đỗ Dũng; Thơ: Phan Cung Việt.
  43. Thanh Hóa anh hùng (1965). Nhạc và lời: Hoàng Đạm.
  44.  Ngợi ca dũng sĩ miền Nam (1965). Nhạc và lời: Nguyễn Liệu.
  45.  Hà Tây quê lụa (1965). Nhạc và lời: Nhật Lai.
  46.  Dân ta đánh giặc anh hùng (1966). Nhạc và lời: Nguyễn Văn Thương.
  47.  Ngọn đèn đứng gác (1966). Nhạc: Hoàng Hiệp; Thơ: Chính Hữu.
  48.  Thư ra tiền tuyến (1966). Nhạc và lời: Thái Cơ.
  49.  Đường tôi đi dài theo đất nước (1966). Nhạc và lời: Vũ Trọng Hối.
  50.  Bài ca Hà Nội (1966). Nhạc và lời: Vũ Thanh.
  51.  Đường cày đảm đang (1966). Nhạc và lời: An Chung.
  52.  Người Châu Yên em bắn máy bay (1966). Nhạc và lời: Trọng Loan.
  53.  Những cô gái quan họ (1966). Nhạc và lời: Phó Đức Phương.
  54.  Em là hoa Pơ lang (1966). Nhạc và lời: Đức Minh.
  55.  Cô gái mở đường (1966). Nhạc và lời: Xuân Giao.
  56.  Bài ca thành Huế (1966). Nhạc và lời: Đào Việt Hưng.
  57.  Hát mừng chị Út (1966). Nhạc và lời: Tú Ngọc.
  58.  Vàm cỏ Đông (1966). Nhạc: Trương Quang Lục; Thơ: Hoài Vũ.
  59. Tải đạn ra chiến trường (1966). Nhạc và lời: Thanh Anh.
  60.  Chào sông Mã anh hùng (1967). Nhạc và lời: Xuân Giao.
  61.  Xe ta ơi lên đường (1967). Nhạc: Trương Tuyết Mai; Thơ: Huy Cận.
  62.  Hà Nội thủ đô ta đó (1967). Nhạc và lời: Vĩnh Cát.
  63.  Cùng anh tiến quân trên đường dài (1967). Nhạc và lời: Huy Du.
  64.  Xe chú vô đúng ngày tựu trường (1967). Nhạc và lời: Hoàng Nguyên.
  65.  Tiếng hát hậu phương (1967). Nhạc và lời: Thái Cơ.
  66.  Người lái đò trên sông Pô Cô (1967). Nhạc: Cầm Phong; Thơ: Mai Trang.
  67.  Chiếc gậy Trường Sơn (1967). Nhạc và lời: Phạm Tuyên.
  68. Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi (1967). Nhạc và lời: Văn Ký.
  69.  Bài ca năm tấn (1967). Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý.
  70.  Bắc cầu (1967). Nhạc: Quốc Anh; Thơ: Chính Hữu.
  71.  Địu con đi nhà trẻ (1968). Nhạc và lời: Đào Ngọc Dung.
  72.  Tiếng hát bên rừng (1968). Nhạc và lời: Đức Bằng.
  73.  Cánh chim báo tin vui (1968). Nhạc và lời: Đàm Thanh.
  74.  Tiếng đàn Ta Lư (1968). Nhạc và lời: Huy Thục.
  75.  Cô gái Pako (1968). Nhạc và lời: Huy Thục.
  76.  Ôi dòng suối Lala (1968). Nhạc và lời: Huy Thục.
  77.  Bài ca Trường Sơn (1968). Nhạc: Trần Chung; Thơ: Gia Dũng.
  78.  Thái Văn A đứng đó (1968). Nhạc và lời: Văn An.
  79.  Cô gái Sài Gòn đi tải đạn (1968). Nhạc và lời: Lư Nhất Vũ.
  80.  Đường chúng ta đi (1968). Nhạc: Huy Du; Thơ: Xuân Sách.
  81.  Rừng xanh vang tiếng Ta lư (1968). Nhạc và lời: Phương Nam.
  82.  Nổi lửa lên em (1968). Nhạc: Huy Du; Thơ: Giang Lam.
  83.  Đất quê ta mênh mông (1968). Nhạc Hoàng Hiệp; Thơ: Dương Hương Ly.
  84.  Nghe tiếng pháo Khe Sanh (1968). Nhạc và lời: Đức Nhuận.
  85.  Bến cảng quê hương tôi (1969). Nhạc và lời: Hồ Bắc.
  86.  Người sống mãi trong lòng miền Nam (1969). Nhạc và lời: Nguyễn Đồng Nai.
  87.  Dáng đứng Việt Nam (1969). Nhạc: Nguyễn Chí Vũ; Thơ: Lê Anh Xuân.
  88.  Chào em cô gái Lam Hồng (1969). Nhạc và lời: Ánh Dương.
  89.  Người là niềm tin tất thắng (1969). Nhạc và lời: Chu Minh.
  90.  Cây lúa Hàm Rồng (1969). Nhạc và lời: Đơn Truyền.
  91.  Bài ca bên cánh võng (1969). Nhạc và lời: Nguyên Nhung.
  92.  Người chiến sĩ ấy (1969). Nhạc và lời: Hoàng Vân.
  93.  Mang hình Bác chúng ta lên đường (1969). Nhạc và lời: Cao Việt Bách.
  94.  Đôi dép Bác Hồ (1970). Nhạc: Văn An; Lời: Tạ Hữu Yên.
  95.  Tôi hát tên người đồng chí Lê Nin (1970). Nhạc và lời: Phan Thanh Nam.
  96.  Hạt gạo làng ta (1970). Nhạc: Trần Viết Bính; Thơ: Trần Đăng Khoa.
  97. Như hoa Hướng Dương (1970). Nhạc: Tô Vũ; Thơ: Hải Như.
  98.  Em thương người trong Huế đấu tranh (1970). Nhạc: Trần Hoàn; Thơ: Quế Lâm.
  99.  Tôi lắng nghe sông Đà gọi Thác Bà (1970). Nhạc và lời: Nguyễn Đình Tấn.
  100.  Kim Bon, bản Mèo đổi mới (1970). Nhạc và lời: Trịnh Lại.
  101.  Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn (1970). Nhạc và lời: Hoàng Hà.
  102.  Người con gái sông La (1970). Nhạc và lời: Doãn Nho.
  103. Thành phố hoa phượng đỏ (1970). Nhạc: Lương Vĩnh; Thơ: Hải Như.
  104.  Tình em (1970). Nhạc: Huy Du; Thơ: Ngọc Sơn.
  105.  Sợi nhớ sợi thương (1970). Nhạc: Phan Huỳnh Điểu; Thơ: Thúy Bắc.
  106.  Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây (1971). Nhạc: Hoàng Hiệp; Thơ: Phạm Tiến Duật.
  107.  Lời ru trên nương (1971). Nhạc: Trần Hoàn; Thơ: Nguyễn Khoa Điềm.
  108.  Đường Trường Sơn xe anh qua (1971). Nhạc và lời: Văn Dung.
  109.  Cùng hành quân giữa mùa xuân (1971). Nhạc và lời: Cầm La.
  110.  Bóng cây Kơ nia (1971). Nhạc: Phan Huỳnh Điều; Thơ: Ngọc Anh.
  111.  Chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi (1971). Nhạc: Thanh Phúc; Thơ: Hải Hồ.
  112.  Rặng trâm bầu (1972). Nhạc và lời: Thái Cơ.
  113.  Người giỏi chăn nuôi (1972). Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý.
  114. Tự nguyện (1972). Nhạc và lời: Trương Quốc Khánh.
  115.  Lá đỏ (1972). Nhạc và lời: Hoàng Hiệp.
  116. Xe ta đi trong đêm Trường Sơn (1972). Nhạc và lời: Tân Huyền.
  117.  Tạm biệt thủ đô ra đi đánh Mỹ (1972). Nhạc và lời: Phúc Minh.
  118. Từ mặt đất thân yêu (1972). Nhạc và lời: Tô Hải.
  119. Ta tự hảo đi lên ôi Việt Nam (1972). Nhạc và lời: Chu Minh.
  120.  Tiếng hát của Hà Nội hôm nay (1972). Nhạc và lời: Nguyễn An.
  121. Tiếng đàn bầu (1973). Nhạc: Nguyễn Đình Phúc; Thơ: Lữ Giang.
  122. Bức tranh xuân Vĩnh Phú (1973). Nhạc và lời: Vân Đông.
  123. Tháng ba Tây Nguyên (1973). Nhạc: Văn Thắng; Thơ: Thân Như Thơ.
  124. Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa (1973). Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý.
  125. Bài ca xây dựng (1973). Nhạc và lời: Hoàng Vân.
  126. Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh (1974). Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý.
  127.  Em ở nơi đâu (1975). Nhạc và lời: Phan Nhân.
  128. Sông Đakrông mùa xuân về (1975). Nhạc và lời: Tố Hải.

Danh sách 37 ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn công bố giai đoạn 1967 - 1969:

  1. Dân ta vẫn sống
  2. Chờ nhìn quê hương sáng chói
  3. Dựng lại người dựng lại nhà
  4. Ngày mai đây bình yên
  5. Cánh đồng hòa bình
  6. Ta thấy gì đêm nay
  7. Sao mắt mẹ chưa vui
  8. Đôi mắt nào mở ra
  9. Hãy đi cùng nhau
  10.  Hành ca
  11. Đồng dao hòa bình
  12. Nối vòng tay lớn
  13. Ngày dài trên quê hương
  14.  Ngủ đi con
  15. Người con gái Việt Nam
  16. Đại bác ru đêm
  17. Tôi sẽ đi thăm
  18.  Tình ca của người mất trí
  19. Đi tìm quê hương
  20. Đêm bây giờ đêm mai
  21. Ngụ ngôn của mùa đông
  22. Nhưng hôm nay
  23. Hãy nói giùm tôi
  24. Gia tài của mẹ
  25. Hát trên những xác người
  26. Bài ca dành cho những xác người
  27. Ta phải thấy mặt trời
  28. Những giọt máu trổ bông
  29. Những ai còn là Việt Nam
  30. Tuổi trẻ Việt Nam
  31. Chính chúng ta phải nói
  32.  Ta đi dựng cờ
  33. Đừng mong ai, đừng nghi ngại
  34.  Việt Nam ơi hãy vùng lên
  35.  Ta quyết phải sống
  36.  Chưa mòn giấc mơ
  37.  Huế Sài Gòn Hà Nội
 
 
 

***Trích dẫn từ Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Ngữ văn năm 2012:

"ĐẶC ĐIỂM TIẾNG VIỆT THỂ HIỆN TRONG PHẦN LỜI CA CỦA CA KHÚC TRỮ TÌNH CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975"

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Tất Thắng - TS. Đỗ Anh Vũ

Học viên Cao học                : Đỗ Thái Hà

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học - Trường: Đại học Sư phạm Hà Nội



Bài viết liên quan
Một số khái niệm âm nhạc cơ bản

Một số khái niệm âm nhạc cơ bản

Ca từ là phần ngôn ngữ của tác phẩm âm nhạc và phần ngôn ngữ này được đánh giá là có độ trau chuốt, gọt giũa, sáng tạo, mang những giá trị thẩm mĩ có thể tương đương với ngôn ngữ văn học...
Tình người và giá trị nhân văn trong lời ca

Tình người và giá trị nhân văn trong lời ca

Cái đau thương không thể đằm sâu mãi mà đã chuyển hóa trở thành niềm tự hào; sự hi sinh trở thành cái cao cả; và lời ca cứ ngân lên vang mãi theo giai điệu âm nhạc tràn ngập vào lòng người; đánh thức ...
Lời thơ được phổ nhạc

Lời thơ được phổ nhạc

Ca khúc hay là một ca khúc mà bản thân lời của nó đã là một bài thơ hay. Và những bài thơ hay thường dễ trở thành lời cho những ca khúc hay. Ca khúc có lời vốn là một bài thơ ta thường quen gọi là ...
Sự phù hợp về cao độ trong ca khúc

Sự phù hợp về cao độ trong ca khúc

Sự tính toán về mặt khoa học đã cho thấy những tương ứng giữa cao độ của các nốt nhạc với âm vực của các thanh điệu trong hệ thống thanh điệu của tiếng Việt. Điều này vô cùng quan trọng bởi nó liên ...
Ca khúc trữ tình cách mạng

Ca khúc trữ tình cách mạng

Nếu tính chất âm nhạc chủ yếu của những bài hành khúc là khỏe khoắn, hào hùng, thì ca khúc trữ tình là những bài hát thể hiện chiều sâu nội tâm của con người với những cung bậc khác nhau. Trong ca ...
Lí thuyết ca từ

Lí thuyết ca từ

Nói đến bài hát, không thể không nói đến lời ca. Trong ca khúc, lời ca, ca từ đóng một vai trò khá quan trọng.Lời ca, trước hết là lời, lời nói, nhưng không phải lời nói hằng ngày, mà là lời được ca ...
Lời ca chịu sự chi phối của âm nhạc

Lời ca chịu sự chi phối của âm nhạc

Ca khúc trữ tình cách mạng viết về chiến đấu nhưng lại thông qua cái góc độ trữ tình, tâm tình để ca ngợi cái đẹp trong chiến đấu. Trong ca khúc trữ tình cách mạng, thật khó phân biệt chỗ nào tác giả ...
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Chẳng cầu trong những năm tháng đẹp nhất gặp được người tốt nhất, chỉ nguyện những năm còn sống được tương phùng, lựa chọn một tòa thành sống với nhau đến già. ...
Tiếng dương cầm vọng mãi
Tiếng dương cầm vọng mãi
Chẳng ngôn ngữ nào êm dịu và trầm lắng cho bằng ngôn ngữ của thi ca Chẳng âm điệu nào thiết tha cho bằng cung thanh trầm của khúc nhạc... Tôi có một tình yêu lớ...
Nắng ấm quê hương
Nắng ấm quê hương
Quê hương là gì hở cha?Ai đi xa cũng nhớ nhiều... Phải thừa nhận rằng từ trước giờ, con chưa bao giờ nghĩ đến khái niệm Quê hương. Và cũng chưa một lần, con tự ...
THÀNH NGỮ TRUNG HOA

THÀNH NGỮ TRUNG HOA

Ngọc bất trác, bất thành khí  Nhân bất học bất tri lý Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ Vô duyên ...
Status 129 trên Nhân Văn Blog

Status 129 trên Nhân Văn Blog

Âm nhạc luôn luôn là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người sống trên trái đất. Không có âm nhạc thế ...
43 câu nói ý nghĩa

43 câu nói ý nghĩa

1. Bộc lộ sự nóng nảy ra ngoài, đó gọi là bản năng. Kìm nén sự nóng nảy vào bên trong, đó gọi là ...
Như một người cha

Như một người cha

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, luôn có những người đã dạy ta một điều gì đó khiến cuộc đời ta thay ...
Người tuổi Dần

Người tuổi Dần

Trời sinh người tuổi Dần rất nhạy cảm, và có giác quan thứ sáu, có khả năng nhìn thấu nội tâm của ...

"Nhân sinh nhược chích như sơ kiến....
Nếu cuối cùng mọi thứ đều phải tan biến, chỉ xin được giữ lại ánh nhìn buổi ban sơ..."

Bụng chứa thi thư, 

phong thái tự đẹp!

Hữu xạ tự nhiên hương

Ngọc bất trác, bất thành khí 

Nhân bất học bất tri lý

Nhất tự thiên kim

Thiên ngôn vạn ngữ

Tri nhân tri diện bất tri tâm

Video clip