Thứ bảy, 20/04/2024 - 10:20

“Kì – hài” đặc trưng nghệ thuật nổi bật của yếu tố “kì” trong Tây du kí

Lạc quan, dí dỏm và hài hước là đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật Tây du kí...

     Cái “hài” và cái “kì” là hai phạm trù mĩ học có nội hàm hoàn toàn khác nhau nhưng có tương quan gần gũi. Cái “kì” là những cái lạ, khác thường, bất ngờ của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và trong thế giới tinh thần của con người; còn cái “hài” là cái mâu thuẫn của đời sống “vốn có khả năng tạo nên tiếng cười ở nhiều cung bậc khác nhau”. Cái “kì” không nhất thiết bao hàm nội dung mâu thuẫn nhưng vì trạng thái mâu thuẫn lố bịch, gây cười là một biểu hiện khác thường của sự vật hiện tượng. Do đó trong nhiều trường hợp, cái “hài” xét ở một góc độ nào đó cũng có thể tồn tại như một biệt dạng của cái “kì”.

     Trong Tây du kí, yếu tố “kì” có sự kết hợp nhuần nhị với yếu tố “hài”, tồn tại trên nhiều cấp độ mà biểu hiện rõ nhất, nổi bật nhất là tính hài hước. Đây là điểm khác biệt rất quan trọng giữa Tây du kí với những “đại kì thư” khác như Tam quốc, Thủy hử, Hồng lâu mộng; và với những truyện thần ma nổi tiếng khác như Phong thần diễn nghĩa, Liêu trai chí dị… Các nhà nghiên cứu xưa nay đều thống nhất khi nhận xét về đặc điểm nghệ thuật này của tác phẩm. Sau Tây du kí tự (Tựa bản in Tây du kí) của Trần Nguyên đời Minh đã gọi Tây du kí là “hoạt kê chi hùng” (sự hùng mạnh của hoạt kê). Lỗ Tấn nói “tác giả vốn giỏi hoạt kê”; Hồ Thích thì đánh giá “Tây du kí có một chỗ đặc biệt sở trường, chính là ý vị hoạt kê của nó”. Ý vị hoạt kê tràn đây trong câu chữ, nhân vật, tình tiết Tây du kí khiến người ta buồn cười và thú vị.

     Khác với chuyện tôn giáo – nơi con người khuất phục trước sức mạnh thần linh, Tây du kí tuy nói chuyện nhà Phật nhưng lại gần thần thoại với tư cách là phương tiện lí giải xã hội chiến thắng thiên nhiên của con người. Lạc quan, dí dỏm và hài hước là đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật Tây du kí. Tác phẩm này mô tả toàn chuyện thần tiên yêu quái, nhưng không hề để lại cho người xem ấn tượng rùng rợn, kinh hoàng. Chính tính cách lạc quan, tự tin của nhân vật chủ yếu Tôn Ngộ Không đã quyết định khuynh hướng tác phẩm. Tác giả đã thông qua hành động đùa bỡn, ngôn ngữ hài hước của y để châm biếm, giễu cợt. Ví dụ: Vua nước Chu Tử thích thuốc trường sinh, Tôn Ngộ Không đã bốc cho những viên đan tẩm nước đái ngựa. Tôn còn trả lời vua nước Ô Kê “Lão Tôn này nếu chịu làm hoàng đế thì đã ở khắp thiên hạ vạn quốc thế này. Nếu làm vua, phải để tóc dài, mất ăn mất ngủ, nghe biên ải có giặc xâm lăng thì hoang mang sợ hãi, gặp năm đói kém thì lo lắng buồn phiền. Tôn này làm sao chịu nổi? Ông cứ làm vua đi còn tôi thì cứ làm hòa thượng của tôi vậy”. Đọc những đoạn như thế người ta thấy buồn cười và sau đó thấy việc tham sống cũng như tham quyền cố vị là lố bịch.

     Khôi hài, dí dỏm là một nét đặc sắc quan trọng của phong cách Tây du kí. Trước hết, tác giả lấy khôi hài và dí dỏm làm đặc điểm nổi bật của nhân vật Tôn Ngộ Không để miêu tả, dùng nó để biểu hiện rõ nét hơn nữa, phong phú hơn nữa tính cách anh hùng của nhân vật này. Trước mọi khó khăn, Tôn Ngộ Không có một tinh thần lạc quan mạnh mẽ, không hề nản lòng thoái chí, đồng thời tin tưởng ở sức mạnh của mình, hết sức xem khinh kẻ thù. Y phơi trần tất cả những cái xấu xa của bọn yêu quái với những lời chế giễu chua cay, làm cho chúng bối rối hoang mang.

 

***Trích dẫn từ Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Văn học năm 2010: 

“HÌNH TƯỢNG TÔN NGỘ KHÔNG TRONG TÂY DU KÍ CỦA NGÔ THỪA ÂN”

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thanh Diên

Sinh viên thực hiện     : Đỗ Thái Hà

Trường: Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội



Bài viết liên quan
Yếu tố “kì” trong Tây du kí

Yếu tố “kì” trong Tây du kí

Thế giới nhân vật Tây du kí là một thế giới tràn đầy những yếu tố kì lạ. Những đặc điểm kì lạ về vòng đời, về hình tướng, về năng lực biểu hiện rõ tính thần kì của các nhân vật...
Không khí vùng miền được thể hiện qua ca từ

Không khí vùng miền được thể hiện qua ca từ

Toàn bộ hình ảnh của dân tộc, mỗi vùng đất, mỗi con người, mỗi nét đẹp văn hóa đều hiện lên chân thực, sống động, cái riêng hòa trong cái chung, tổng hợp để làm nên một sức mạnh kì diệu...
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Chẳng cầu trong những năm tháng đẹp nhất gặp được người tốt nhất, chỉ nguyện những năm còn sống được tương phùng, lựa chọn một tòa thành sống với nhau đến già. ...
Tiếng dương cầm vọng mãi
Tiếng dương cầm vọng mãi
Chẳng ngôn ngữ nào êm dịu và trầm lắng cho bằng ngôn ngữ của thi ca Chẳng âm điệu nào thiết tha cho bằng cung thanh trầm của khúc nhạc... Tôi có một tình yêu lớ...
Nắng ấm quê hương
Nắng ấm quê hương
Quê hương là gì hở cha?Ai đi xa cũng nhớ nhiều... Phải thừa nhận rằng từ trước giờ, con chưa bao giờ nghĩ đến khái niệm Quê hương. Và cũng chưa một lần, con tự ...
THÀNH NGỮ TRUNG HOA

THÀNH NGỮ TRUNG HOA

Ngọc bất trác, bất thành khí  Nhân bất học bất tri lý Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ Vô duyên ...
Status 129 trên Nhân Văn Blog

Status 129 trên Nhân Văn Blog

Âm nhạc luôn luôn là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người sống trên trái đất. Không có âm nhạc thế ...
43 câu nói ý nghĩa

43 câu nói ý nghĩa

1. Bộc lộ sự nóng nảy ra ngoài, đó gọi là bản năng. Kìm nén sự nóng nảy vào bên trong, đó gọi là ...
Như một người cha

Như một người cha

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, luôn có những người đã dạy ta một điều gì đó khiến cuộc đời ta thay ...
Người tuổi Dần

Người tuổi Dần

Trời sinh người tuổi Dần rất nhạy cảm, và có giác quan thứ sáu, có khả năng nhìn thấu nội tâm của ...

"Nhân sinh nhược chích như sơ kiến....
Nếu cuối cùng mọi thứ đều phải tan biến, chỉ xin được giữ lại ánh nhìn buổi ban sơ..."

Bụng chứa thi thư, 

phong thái tự đẹp!

Hữu xạ tự nhiên hương

Ngọc bất trác, bất thành khí 

Nhân bất học bất tri lý

Nhất tự thiên kim

Thiên ngôn vạn ngữ

Tri nhân tri diện bất tri tâm

Video clip