Thứ năm, 21/11/2024 - 16:41

Về vai trò của các mô típ thần thoại - truyền thuyết trong Tây du kí

tiêu chuẩn giá trị cao nhất của cuộc sống một cá nhân, đối với lão Tôn, cũng không phải cái gì khác mà chính là được trường sinh...

     L.X. Lixevich đã nhận xét về đặc điểm riêng của tiểu Thuyết Trung Quốc: “Các tác phẩm tiểu thuyết” dường như nằm ngoài phạm vi văn hoá ngôn từ của thế giới – không phải ngẫu nhiên mà thành tố đầu tiên của thuật ngữ là chữ tiểu – nghĩa là bé mọn, không quan trọng. Do vậy, văn học tiểu thuyết đã trở thành quĩ đạo chủ yếu trên đó diễn ra quá trình thâm nhập của các yếu tố dân gian vào các lĩnh vực khác của sáng tác ngôn từ. Tây du kí cũng như các tác phẩm cùng “hình thái tích luỹ tập thể” khác như Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ hử truyện có liên hệ máu thịt với nền văn hoá truyền thống, trong đó có văn hoá dân gian. Đặc trưng dân tộc của sự hình thành và phát triển loại hình tiểu thuyết đã khiến cho mã thẩm mĩ của chúng luôn gắn liền với mã văn hoá. Không thể cắt nghĩa hay giải mã tác phẩm mà không quan tâm đầy đủ đến mối liên hệ đó. Đặc biệt ở Tây du kí, bên cạnh việc vận dụng rất nhiều quan niệm triết học, tôn giáo, những thông số thiên văn, địa lí, những nguyên lí lịch pháp, y dược, số thuật, binh pháp… còn thành công nổi bật ở việc nhào nặn lại các mô típ thần thoại – truyền thuyết (lịch sử và tôn giáo).

     Trần Lê Bảo cho rằng Tây du kí có thể là một mẫu mực trong việc “tiểu thuyết hoá” thần thoại. Mô típ là khái niệm nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật dân gian. Đọc Tây du kí, người đọc dễ dàng nhận ra sự hiện diện của rất nhiều hình tượng và mô típ thần thoại - truyền thuyết quen thuộc như: sự ra đời thần kì, biến hình, nhiều đầu nhiều mắt, nhân vật mang lốt, cây, chim…; trong đó có thể nói, mô típ quan trọng nhất, biểu hiện phong phú nhất, tạo thành mạch chính để xâu chuỗi nhiều mô típ chinh phục cái chết.

     Trong thần thoại – truyền thuyết, trường sinh bất tử luôn là đặc quyền của thần thánh, người phàm muốn được trường sinh, chỉ có thể nhờ sự may mắn tình cờ (như tình cờ được thuốc trường sinh, lạc vào cõi bất tử hoặc được thần thánh truyền cho phép bất tử), hoặc được thần thánh ban thưởng (hồi sinh hoặc trường sinh). Còn trong Tây du kí, loại nhân vật nào cũng có thể chủ động tìm cách thoả mãn khát vọng của mình. Giữa cái “quần thể” tham gia “chinh phục cái chết” đông đúc ấy, nhân vật đầu tiên và cũng nổi bật nhất không phải ai khác mà chính là Mĩ Hầu Vương – Tôn Ngộ Không. Khát vọng trường sinh là lí do duy nhất, động cơ mãnh liệt nhất thôi thúc Hầu vương đang an nhiên tự tại hưởng thụ cuộc sống sung sướng giữa động thiện phúc địa, lại một mình lênh đênh qua hai biển lớn, đi khắp hai đại bộ châu tìm thầy học đạo, sục sạo tám chín, năm trời mới tìm gặp được Tu Bồ Đề tổ sư, được Tổ sư thu nạp làm đồ đệ. Ngộ Không ở trong động Tà Nguyệt Tam Tinh học cách cư xử, ứng đối và làm các việc quét dọn, thắp hương, vun hoa tỉa lá, gánh nước kiếm củi... Thấm thoắt qua “bảy lần ăn đào”, nhân một lần nghe Tổ sư giảng đạo, “lẽ huyền giác ngộ, tử sinh tỏ tường”, lúc ấy Ngộ Không mới được sư phụ gọi đến hỏi “muốn học đạo gì”, “môn nào”. Ban đầu Lão Tôn thưa: “Chỉ mong sư phụ dạy dỗ, miễn có vị đạo là đệ tử xin học”. Nhưng sau đó, liên tiếp bốn lần, với các môn chữ “thuật”, chữ “lưu”, chữ “tĩnh”, chữ “động”, mỗi lần Tổ sư nêu tên gọi và mục đích ý nghĩa môn học, lão lại hỏi “có thể sống lâu được không”, và khi nghe sư phụ trả lời “không”, lão liền lập tức từ chối “không học”. Rõ ràng, đối với Ngộ Không, trường sinh bất tử là mục tiêu cao cả nhất của cuộc đời. Vì thế mới có sự  kiện náo địa phủ, xóa tên loài khỉ trong sổ sinh tử, ăn trộm Bàn Đào, linh đơn sau này. Mục tiêu này cũng thống nhất với đường giải thoát để đạt đến sự sống vĩnh hằng theo quan niệm Phật giáo. Do đó, việc Ngộ Không sẵn sàng nghe theo lời khuyến thiện của Quan Âm Bồ Tát, qui y Phật pháp, trở thành một thành viên đắc lực của đoàn thỉnh kinh là việc làm tự nhiên và nhất quán. Hai giai đoạn trước và sau khi bị giam dưới núi Ngũ Hành của Đại thánh cũng nhờ tính mục đích ấy mà tuy triển khai theo hai hướng khác nhau nhưng vẫn hoàn toàn hợp lí, không hề khiên cưỡng. Ngộ Không có ý thức rất rõ ràng về tính mục đích của sự nghiệp thỉnh kinh nên mỗi lúc rơi vào tình thế bế tắc, chưa tìm được giải pháp, thường tỏ ra đau đớn vì nghĩ đến sư phụ và sự nghiệp dở dang. Đặc biệt, những lần gặp “người thân” của Hồng Hài Nhi, để hóa giải nỗi thù oán, Ngộ Không đều không quên nhắc đến thiện quả to lớn mà Thiện Tài đồng tử đang được hưởng với thái độ chân thành. Như lần gặp Thiết Phiến công chúa, bị “bà chị” kết tội “hại con ta”, lão Tôn đã nói: “… Hiện nay cậu ấy đã là Thiện Tài đồng tử chỗ Bồ Tát, thực nhận chính quả của Người, chẳng sinh chẳng diệt, chẳng bẩn chẳng sạch, thọ ngang với trời đất, dài lâu như mặt trời mặt trăng, chị không tạ ơn lão Tôn cứu mạng thì thôi, lại còn trách cứ lão Tôn, là nghĩa lí gì?”. Như vậy, tiêu chuẩn giá trị cao nhất của cuộc sống một cá nhân, đối với lão Tôn, cũng không phải cái gì khác mà chính là được trường sinh.

 

***Trích dẫn từ Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Văn học năm 2010: 

“HÌNH TƯỢNG TÔN NGỘ KHÔNG TRONG TÂY DU KÍ CỦA NGÔ THỪA ÂN”

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thanh Diên

Sinh viên thực hiện     : Đỗ Thái Hà

Trường: Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội



Bài viết liên quan
Nội dung đang được cập nhật.
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Chẳng cầu trong những năm tháng đẹp nhất gặp được người tốt nhất, chỉ nguyện những năm còn sống được tương phùng, lựa chọn một tòa thành sống với nhau đến già. ...
Tiếng dương cầm vọng mãi
Tiếng dương cầm vọng mãi
Chẳng ngôn ngữ nào êm dịu và trầm lắng cho bằng ngôn ngữ của thi ca Chẳng âm điệu nào thiết tha cho bằng cung thanh trầm của khúc nhạc... Tôi có một tình yêu lớ...
Nắng ấm quê hương
Nắng ấm quê hương
Quê hương là gì hở cha?Ai đi xa cũng nhớ nhiều... Phải thừa nhận rằng từ trước giờ, con chưa bao giờ nghĩ đến khái niệm Quê hương. Và cũng chưa một lần, con tự ...
THÀNH NGỮ TRUNG HOA

THÀNH NGỮ TRUNG HOA

Ngọc bất trác, bất thành khí  Nhân bất học bất tri lý Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ Vô duyên ...
Status 129 trên Nhân Văn Blog

Status 129 trên Nhân Văn Blog

Âm nhạc luôn luôn là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người sống trên trái đất. Không có âm nhạc thế ...
43 câu nói ý nghĩa

43 câu nói ý nghĩa

1. Bộc lộ sự nóng nảy ra ngoài, đó gọi là bản năng. Kìm nén sự nóng nảy vào bên trong, đó gọi là ...
Như một người cha

Như một người cha

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, luôn có những người đã dạy ta một điều gì đó khiến cuộc đời ta thay ...
Người tuổi Dần

Người tuổi Dần

Trời sinh người tuổi Dần rất nhạy cảm, và có giác quan thứ sáu, có khả năng nhìn thấu nội tâm của ...

"Nhân sinh nhược chích như sơ kiến....
Nếu cuối cùng mọi thứ đều phải tan biến, chỉ xin được giữ lại ánh nhìn buổi ban sơ..."

Bụng chứa thi thư, 

phong thái tự đẹp!

Hữu xạ tự nhiên hương

Ngọc bất trác, bất thành khí 

Nhân bất học bất tri lý

Nhất tự thiên kim

Thiên ngôn vạn ngữ

Tri nhân tri diện bất tri tâm

Video clip