Thứ năm, 21/11/2024 - 17:08

Đặc điểm tiếng Việt thể hiện trong phần lời ca của ca khúc trữ tình Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975

Trong hệ thống loại hình các tác phẩm âm nhạc, ca khúc luôn là hình thức được nhiều người biết đến nhất, có tính quần chúng nhất, có độ “phủ sóng” cao nhất. Bất cứ ai cũng có thể lắng nghe, thưởng thức ca khúc.

Lí do chọn đề tài

Âm nhạc là một trong 7 bộ môn nghệ thuật đã xuất hiện từ lâu đời và gắn bó với xã hội loài người từ thời kì sơ khai mông muội cho đến văn minh hiện đại. Trong hệ thống loại hình các tác phẩm âm nhạc, ca khúc luôn là hình thức được nhiều người biết đến nhất, có tính quần chúng nhất, có độ “phủ sóng” cao nhất. Bất cứ ai cũng có thể lắng nghe, thưởng thức ca khúc.

Những tác phẩm nghiên cứu về hai bình diện của ca khúc Việt Nam (nhạc và lời) đã được nhiều nhà chuyên môn công bố dưới các hình thức khác nhau (bài nghiên cứu, chuyên luận, luận văn, luận án…) từ những năm 80 của thế kỉ trước. Tuy nhiên, nếu như phần nhạc trong ca khúc là đối tượng nghiên cứu đặc thù của âm nhạc học thì phần lời trong ca khúc (ca từ) lại có thể trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như âm nhạc học, văn học, lịch sử học, văn hóa học, ngôn ngữ học… Mỗi điểm nhìn khác nhau lại dẫn tới nhiều kết luận và khám phá thú vị; khẳng định giá trị nhiều mặt của ca từ trong kho tàng ca khúc Việt Nam theo chiều dài lịch sử.

Ca khúc trữ tình Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cuộc kháng chiến đưa đất nước Việt Nam đến ngày độc lập thống nhất cả hai miền. Bởi thế, nó được coi là vũ khí tinh thần, là bộ phận không thể thiếu trong diễn trình cách mạng với vai trò động viên, cổ vũ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Nhận thức được vị trí quan trọng của mảng ca khúc này, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đặc điểm tiếng Việt thể hiện trong phần lời ca của ca khúc trữ tình Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975” để góp thêm một cái nhìn mới về giá trị của ca từ trong giai đoạn lịch sử này dưới quan điểm ngôn ngữ học.

 

Lịch sử nghiên cứu

Những công trình nghiên cứu về ca khúc ở Việt Nam có thể chia thành ba loại chính: loại thiên về nghiên cứu phần nhạc, loại thiên về nghiên cứu phần lời và loại nghiên cứu mối quan hệ lời – nhạc trong tác phẩm.

Loại thiên về phần nhạc có thể kể đến các công trình điển hình như: Bước đầu tìm hiểu con đường hình thành và phát triển của nền âm nhạc Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám (Nguyễn Bình Định, 1985); Lược sử âm nhạc Việt Nam (Nguyễn Thụy Loan, 1984); Những ảnh hưởng của âm nhạc châu Âu trong ca khúc Việt Nam giai đoạn những năm 1930 – 1950 (Vũ Tự Lân, 1996, Luận án phó Tiến sĩ Nghệ thuật học); Âm nhạc mới Việt Nam tiến trình và thành tựu (Tú Ngọc chủ biên, 2000); Âm nhạc Việt Nam truyền thống và hiện đại (Tô Vũ, 2002); Hợp tuyển nghiên cứu lý luận phê bình âm nhạc Việt Nam thế kỉ XX (Tô Ngọc Thanh chủ biên, 2003).

Loại thiên về phần lời có: Ca từ trong âm nhạc Việt Nam (Dương Viết Á, 2000); Âm nhạc Việt Nam từ góc nhìn văn hóa (2 tập, 2005); Bước đầu tìm hiểu về ngôn ngữ ca từ trong một số ca khúc hiện đại về đề tài Hà Nội (Nguyễn Phượng Anh, 2002).

Loại nghiên cứu mối quan hệ lời – nhạc có thể kể đến luận án phó tiến sĩ của nhạc sĩ Hoàng Long “Phổ nhạc trong thơ” (1974); và khóa luận tốt nghiệp của Đỗ Anh Vũ với tên gọi “Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ lời và nhạc trong ca khúc Việt Nam hiện đại”.

Ngoài ra còn phải kể đến một số bài nghiên cứu đã đăng trên các tạp chí chuyên ngành của nhiều tác giả như Tú Ngọc (1975), Tô Vũ – Chí Vũ – Thụy Loan (1977), Phạm Văn Tình (2002),…

Tất cả những công trình kể trên đều có liên quan ở các mức độ khác nhau đến vấn đề ca từ trong ca khúc; nhưng tuyệt nhiên chưa có một công trình nào tập trung chuyên sâu vào ca khúc trữ tình cách mạng giai đoạn 1954 - 1975.

 

Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là chỉ ra được một số đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa đặc thù của lớp từ vựng được sử dụng làm ca từ trong ca khúc trữ tình cách mạng giai đoạn 1954 - 1975. Kế đến là miêu tả, phân tích những biểu hiện thể hiện mối quan hệ lời – nhạc trong các ca khúc kể trên. Từ đó thấy được những giá trị lịch sử, giá trị văn hóa nghệ thuật và giá trị ngôn ngữ của hệ thống ca từ trong các ca khúc trữ tình cách mạng giai đoạn 1954 - 1975.

 

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là đặc điểm tiếng Việt thể hiện trong phần lời ca của ca khúc trữ tình Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975.

Phạm vi nghiên cứu gồm 165 ca khúc tiêu biểu trong các tuyển tập: Tiếng hát Việt Nam (2 tập, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1975 - 1977); 100 ca khúc chào thế kỷ (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2008); Tiếng hát chống Mỹ cứu nước 1964 – 1968 (Nxb Âm nhạc, Hà Nội, 1971); Tuyển tập ca khúc Trần Hoàn (Nxb Âm nhạc, Hà Nội, 1995); 50 năm miền Nam ca hát (Nxb Âm nhạc, Hà Nội, 1996), Trịnh Công Sơn vết chân dã tràng (Nxb Lao động, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2008).

 

Phương pháp nghiên cứu

Hai phương pháp cơ bản của ngôn ngữ học được chúng tôi sử dụng là phương pháp miêu tả và phương pháp so sánh đối chiếu. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các thủ pháp, phương pháp liên ngành khác như thống kê, phân tích, tổng hợp, khái quát, thi pháp học…

 

Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luậnTài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Đặc điểm tiếng Việt trong phần lời của ca khúc trữ tình Cách mạng Việt Nam 1954 – 1975.

Chương 3: Mối quan hệ giữa phần lời và nhạc trong ca khúc trữ tình Cách mạng Việt Nam 1954 – 1975.

 

***Trích dẫn từ Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Ngữ văn năm 2012:

"ĐẶC ĐIỂM TIẾNG VIỆT THỂ HIỆN TRONG PHẦN LỜI CA CỦA CA KHÚC TRỮ TÌNH CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975"

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Tất Thắng - TS. Đỗ Anh Vũ

Học viên Cao học                : Đỗ Thái Hà

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học - Trường: Đại học Sư phạm Hà Nội



Bài viết liên quan
Nội dung đang được cập nhật.
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Chẳng cầu trong những năm tháng đẹp nhất gặp được người tốt nhất, chỉ nguyện những năm còn sống được tương phùng, lựa chọn một tòa thành sống với nhau đến già. ...
Tiếng dương cầm vọng mãi
Tiếng dương cầm vọng mãi
Chẳng ngôn ngữ nào êm dịu và trầm lắng cho bằng ngôn ngữ của thi ca Chẳng âm điệu nào thiết tha cho bằng cung thanh trầm của khúc nhạc... Tôi có một tình yêu lớ...
Nắng ấm quê hương
Nắng ấm quê hương
Quê hương là gì hở cha?Ai đi xa cũng nhớ nhiều... Phải thừa nhận rằng từ trước giờ, con chưa bao giờ nghĩ đến khái niệm Quê hương. Và cũng chưa một lần, con tự ...
THÀNH NGỮ TRUNG HOA

THÀNH NGỮ TRUNG HOA

Ngọc bất trác, bất thành khí  Nhân bất học bất tri lý Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ Vô duyên ...
Status 129 trên Nhân Văn Blog

Status 129 trên Nhân Văn Blog

Âm nhạc luôn luôn là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người sống trên trái đất. Không có âm nhạc thế ...
43 câu nói ý nghĩa

43 câu nói ý nghĩa

1. Bộc lộ sự nóng nảy ra ngoài, đó gọi là bản năng. Kìm nén sự nóng nảy vào bên trong, đó gọi là ...
Như một người cha

Như một người cha

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, luôn có những người đã dạy ta một điều gì đó khiến cuộc đời ta thay ...
Người tuổi Dần

Người tuổi Dần

Trời sinh người tuổi Dần rất nhạy cảm, và có giác quan thứ sáu, có khả năng nhìn thấu nội tâm của ...

"Nhân sinh nhược chích như sơ kiến....
Nếu cuối cùng mọi thứ đều phải tan biến, chỉ xin được giữ lại ánh nhìn buổi ban sơ..."

Bụng chứa thi thư, 

phong thái tự đẹp!

Hữu xạ tự nhiên hương

Ngọc bất trác, bất thành khí 

Nhân bất học bất tri lý

Nhất tự thiên kim

Thiên ngôn vạn ngữ

Tri nhân tri diện bất tri tâm

Video clip