Thứ năm, 21/11/2024 - 17:02

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở công ty TNHH Trí Lực - thành phố Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng viết: "Việc nước việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là sự kinh doanh của các nhà công thương nghiệp thịnh vượng".

     Lí do chọn đề tài

     Quốc hội khoá XI, tại kì họp thứ 3 đã xác nhận: "Doanh nghiệp là lực lượng chủ lực, xung kích trong sự nghiệp phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước".

     Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng viết: "Việc nước việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là sự kinh doanh của các nhà công thương nghiệp thịnh vượng". Xác định việc nước việc nhà phải đi đôi với nhau, đó là lời dạy rất quan trọng của Bác đối với doanh nhân trong sự nghiệp làm giàu, trong việc phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân, là yêu cầu cơ bản của đạo đức, văn hoá kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Vì vậy văn hoá doanh nghiệp được khẳng định là một trong những nguồn lực nội sinh, trực tiếp thúc đẩy sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, đồng thời là nhân tố căn bản, cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

     Thành phố Móng Cái là khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, có đường biên tiếp giáp với Trung Quốc, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, an ninh và quốc phòng.

Là trung tâm thương mại, giao thương buôn bán trung chuyển hàng hóa giữa Trung Quốc - Việt Nam và khu vực Asean. Tầng lớp kinh doanh chiếm một tỉ lệ khá đông trong dân cư nơi đây. Thành phố có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tăng trưởng cao, các dự án khu công nghiệp càng đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, các trung tâm thương mại - dịch vụ và du lịch đa dạng. Là cửa ngõ vùng Đông Bắc Việt Nam, có bãi biển Trà Cổ đẹp nổi tiếng dài 17km, Móng Cái vừa là đầu ra xuất nhập khẩu của khu kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, vừa là một trung tâm du lịch lớn của tỉnh Quảng Ninh.

     Trong sự phát triển chung đó không thể không kể đến sự đóng góp của công ty TNHH Trí Lực, một đơn vị tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh ô tô và xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại thành phố.

     Xuất phát từ tình hình đó, tác giả đã chọn đề tài: Xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở công ty TNHH Trí Lực - thành phố Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh" làm khóa luận tốt nghiệp hệ cử nhân, ngành Quản lí văn hoá. Tác giả hi vọng công ty sẽ vận dụng sức mạnh văn hóa doanh nghiệp để đạt được những thành công to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế với khu vực.

 

     Lịch sử nghiên cứu

     Về vấn đề văn hóa doanh nghiệp, trên thế giới mới được nghiên cứu trong mấy thập niên gần đây. Trong cuốn sách “Văn hoá học - những bài giảng của A.A. Radghin", nhà xã hội học người Mĩ, E.N.Schein đưa ra định nghĩa về Văn hoá doanh nghiệp hay Văn hoá tổ chức (E. Schein, San Francísco, 1985).

     Trong cuốn “Dự báo thế kỉ XXI”, các nhà khoa học Trung Quốc đã đề cập đến vai trò của doanh nghiệp ở thế kỉ XXI và đưa ra lời khuyến cáo rằng: "Nếu không chú ý đến văn hoá thì doanh nghiệp không thể phát triển được; Đạo đức, lương tâm nghề nghiệp còn quan trọng hơn việc phát triển kĩ thuật mũi nhọn và cải cách thể chế của doanh nghiệp". Nhận thức được những lời khuyến cáo trên, ở Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Pháp, Mĩ, Đức, các doanh nghiệp đã chú trọng đến yếu tố văn hoá trong sản xuất, kinh doanh và đã bắt đầu xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình.

Ở Việt Nam đề cập đến mối quan hệ giữa văn hoá và kinh tế khá muộn. Trước đây nhiều người cho rằng, văn hoá và kinh tế là hai lĩnh vực hoàn toàn tách biệt nhau, không có mối quan hệ hỗ trợ, gắn bó nào. Sau Đại hội VI của Đảng, chúng ta bắt đầu đổi mới về tư duy, nhận thức, trước hết là đổi mới tư duy về kinh tế. Chúng ta đã nhận thức được tầm quan trọng của văn hoá trong phát triển kinh tế. Văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 1995, tại Hà Nội, Trung tâm Khoa học xã hội - Nhân văn Quốc gia cùng với Uỷ ban Quốc gia Unesco của Việt      Nam phối hợp tổ chức cuộc hội thảo "Văn hoá và kinh doanh”. Trong Hội thảo này, các đại biểu quốc tế và Việt Nam đều nhất trí khẳng định: Giữa văn hoá và kinh tế có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ với nhau, đồng thời chỉ ra trong kinh doanh, yếu tố văn hoá đóng vai trò cực kì quan trọng.

     Đến năm 2001, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin và Viện Quản trị doanh nghiệp xuất bản cuốn sách "Văn hoá và kinh doanh". Trong cuốn sách này, các tác giả không đề cập đến “Văn hoá doanh nghiệp” mà chỉ nói đến văn hoá trong kinh doanh, quan hệ giữa văn hoá với kinh doanh. Đây chỉ là những ý kiến gợi mở để chúng ta có thể tham khảo, đồng thời bước đầu làm cơ sở cho việc xây dựng lí luận về hình thành văn hóa doanh nghiệp.

     Ngoài ra, còn có một số công trình đã được nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp và được công bố như: "Văn hoá và triết lí kinh doanh" của TS. Đỗ Minh Cương (xuất bản năm 2000). Trong tác phẩm này, TS. Đỗ Minh Cương đã đưa ra định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp và cấu trúc của nó. Nhưng tác giả lại không đi sâu hướng nghiên cứu này, mà chỉ chọn vấn đề triết lí kinh doanh để nghiên cứu.

     Năm 2003, tác giả Trần Quốc Dân đã cho ra đời cuốn sách "Tinh thần doanh nghiệp giá trị định hướng của kinh doanh Việt Nam”. Tác giả xác định: Tinh thần doanh nghiệp chính là giá trị định hướng của văn hoá kinh doanh Việt Nam. Như vậy, tác giả mới chỉ đi sâu nghiên cứu một yếu tố trong văn hoá doanh nghiệp đó là “Tinh thần”. Bên cạnh đó, có nhiều bài viết liên quan đến văn hóa doanh nghiệp được đăng rải rác trên các tạp chí khoa học. Nổi bật hơn cả là bài: "Bàn về văn hoá và văn hóa kinh doanh" của GS. Hoàng Vinh, đăng trong “Thông tin văn hoá và phát triển” của Khoa Văn hoá Xã hội chủ nghĩa, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tháng 8 năm 2004. GS. Hoàng Vinh đã đưa ra một số quan niệm về thuật ngữ “Văn hoá kinh doanh”.

     Tại khoa Văn hoá Xã hội chủ nghĩa, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, học viên Trần Thị Thuý Vân đã bảo vệ thành công luận văn “Xây dựng văn hoá doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn này đã có những đóng góp nhất định về phương diện thực tiễn xây dựng văn hóa doanh nghiệp nói chung ở một địa phương (Tp. Hồ Chí Minh).

     Tóm lại, tất cả những công trình nghiên cứu, những bài viết đã nêu ở trên, của các tác giả rất có ý nghĩa cho việc hình thành cơ sở lí luận về văn hóa doanh nghiệp. Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về văn hóa doanh nghiệp của các công ty ở thành phố biên giới nói chung và ở công ty TNHH Trí Lực nói riêng. Vì vậy, tác giả chọn đề tài "Xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở công ty TNHH Trí Lực - thành phố Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh" để nghiên cứu là nhằm muốn được góp một phần nhỏ vào xây dựng cơ sở lí luận về văn hóa doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong công ty, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển một cách bền vững trên địa bàn thành phố biên giới Móng Cái.

 

     Mục tiêu nghiên cứu

- Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu, các tài liệu đã có, đề tài khái quát, hệ thống vấn đề mang tính lí luận về doanh nghiệp, văn hoá, văn hoá doanh nghiệp và vai trò của văn hoá doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

- Khảo sát, tìm hiểu thực trạng xây dựng văn hoá doanh nghiệp công ty TNHH Trí Lực. Đồng thời đưa ra một số giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, giúp công ty TNHH Trí Lực phát triển một cách toàn diện và bền vững.

 

     Đối tượng nghiên cứu

- Văn hóa doanh nghiệp và xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở công ty TNHH Trí Lực, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

 

     Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là công ty TNHH Trí Lực và một số công ty trên địa bàn thành phố Móng Cái.

 

     Nhiệm vụ nghiên cứu

     Để đạt dược mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết những vấn đề sau:

- Làm rõ khái niệm văn hóa doanh nghiệp trên cơ sở phân biệt các khái niệm liên quan như văn hóa, văn hóa kinh tế, văn hóa kinh doanh.

- Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH Trí Lực. Đưa ra một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở công ty TNHH Trí Lực.

 

     Những phương pháp nghiên cứu chính

     Cùng với phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, tác giả vận dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau:

- Phân tích - tổng hợp

- Điều tra xã hội học, điền dã

- Lịch sử - Lô gíc

- So sánh

- Phương pháp liên ngành

     Đặc biệt, khoá luận tốt nghiệp chú trọng phương pháp nghiên cứu liên ngành để tiếp cận vấn đề về địa lí, lịch sử, kinh tế, xã hội... của địa phương; đồng thời chú ý vận dụng những phương pháp đặc thù khác để nghiên cứu văn hoá như quan sát, thâm nhập thực tế, chụp ảnh, quay phim tư liệu v.v...

 

     Bố cục khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lụcTài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về văn hóa doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở công ty TNHH Trí Lực.

Chương 3: Một số giải pháp xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở công ty TNHH Trí Lực.

 

***Trích dẫn từ Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Quản lí văn hóa năm 2011:

XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Ở CÔNG TY TNHH TRÍ LỰC - THÀNH PHỐ MÓNG CÁI - TỈNH QUẢNG NINH”

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Phương Thảo

Sinh viên thực hiện     : Đỗ Thái Hà

Trường: Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương



Bài viết liên quan
Nội dung đang được cập nhật.
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Chẳng cầu trong những năm tháng đẹp nhất gặp được người tốt nhất, chỉ nguyện những năm còn sống được tương phùng, lựa chọn một tòa thành sống với nhau đến già. ...
Tiếng dương cầm vọng mãi
Tiếng dương cầm vọng mãi
Chẳng ngôn ngữ nào êm dịu và trầm lắng cho bằng ngôn ngữ của thi ca Chẳng âm điệu nào thiết tha cho bằng cung thanh trầm của khúc nhạc... Tôi có một tình yêu lớ...
Nắng ấm quê hương
Nắng ấm quê hương
Quê hương là gì hở cha?Ai đi xa cũng nhớ nhiều... Phải thừa nhận rằng từ trước giờ, con chưa bao giờ nghĩ đến khái niệm Quê hương. Và cũng chưa một lần, con tự ...
THÀNH NGỮ TRUNG HOA

THÀNH NGỮ TRUNG HOA

Ngọc bất trác, bất thành khí  Nhân bất học bất tri lý Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ Vô duyên ...
Status 129 trên Nhân Văn Blog

Status 129 trên Nhân Văn Blog

Âm nhạc luôn luôn là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người sống trên trái đất. Không có âm nhạc thế ...
43 câu nói ý nghĩa

43 câu nói ý nghĩa

1. Bộc lộ sự nóng nảy ra ngoài, đó gọi là bản năng. Kìm nén sự nóng nảy vào bên trong, đó gọi là ...
Như một người cha

Như một người cha

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, luôn có những người đã dạy ta một điều gì đó khiến cuộc đời ta thay ...
Người tuổi Dần

Người tuổi Dần

Trời sinh người tuổi Dần rất nhạy cảm, và có giác quan thứ sáu, có khả năng nhìn thấu nội tâm của ...

"Nhân sinh nhược chích như sơ kiến....
Nếu cuối cùng mọi thứ đều phải tan biến, chỉ xin được giữ lại ánh nhìn buổi ban sơ..."

Bụng chứa thi thư, 

phong thái tự đẹp!

Hữu xạ tự nhiên hương

Ngọc bất trác, bất thành khí 

Nhân bất học bất tri lý

Nhất tự thiên kim

Thiên ngôn vạn ngữ

Tri nhân tri diện bất tri tâm

Video clip