Thứ năm, 21/11/2024 - 20:28

Tình người và giá trị nhân văn trong lời ca

Cái đau thương không thể đằm sâu mãi mà đã chuyển hóa trở thành niềm tự hào; sự hi sinh trở thành cái cao cả; và lời ca cứ ngân lên vang mãi theo giai điệu âm nhạc tràn ngập vào lòng người; đánh thức họ lao động, chiến đấu, xả thân vì sự nghiệp c&aacut...

      Cái đau thương không thể đằm sâu mãi mà đã chuyển hóa trở thành niềm tự hào; sự hi sinh trở thành cái cao cả; và lời ca cứ ngân lên vang mãi theo giai điệu âm nhạc tràn ngập vào lòng người; đánh thức họ lao động, chiến đấu, xả thân vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

       Cũng như cha ông thuở xưa đi đánh giặc, truyền thống anh hùng dân tộc vẫn luôn tỏa sáng mọi thế hệ cháu con. Những gian nguy trên chặng đường dài đã không cản được bước chân của người giao liên và những anh bộ đội giàu tình yêu quê hương đất nước, trong đó có tác giả bài ca Đường tôi đi dài theo đất nước. Nguồn sức mạnh huyền diệu mà người giao liên có được chính vì ở họ có tình yêu đất nước mãnh liệt, nồng nàn. Hình ảnh người giao liên được tác giả xem như "những con thoi băng băng qua núi đá chênh vênh có mây bay dưới chân dăng thành" để hoàn thành mọi nhiệm vụ quan trọng được giao. Người giao liên trên dãy Trường Sơn được so sánh với những cánh chim trời. Dù có thác lũ, bão núi, dông rừng, hay đường trơn, trời nghiêng cũng không hề chi, họ đã có những bước chân diệu kì.

       Con đường in dấu những đoàn quân ra trận được khắc tạo thành lời ca tài đến mức khó tin: "Đá mòn mà đôi gót không mòn…". Có được sức mạnh thần diệu ấy chính nhờ ở họ có tình yêu. Tình yêu của người lính, của chính tác giả với đất nước, quê hương, tình yêu cuôc sống và thiên nhiên. Trong gian khổ nhưng người lính Trường Sơn ngày ấy vẫn tìm thấy cái đẹp của suối nước in bóng trăng soi, có mây vần trên núi. Nhờ có tình yêu rộng lớn mang đậm nét nhân văn mà bước chân người lính thêm khỏe, thêm nhanh, vững vàng đi rộng dài đất nước để Nam - Bắc nhanh tới ngày thống nhất.

       Những năm cuối thập niên 60 của thế kỉ trước, có thể ví, Trường Sơn như chiếc túi chứa bom, hứng đạn; nhưng khi nghe Bài ca Trường Sơn lại cảm nhận thấy một không gian thanh bình và thơ mộng: "Trường Sơn ơi, trên đường ta qua không một dấu chân người. Có chú nai vàng nghiêng đôi tai ngơ ngác. Dừng ở lưng đèo mà nghe suối hát. Ngắt một đóa hoa rừng gài lên mũ ta đi…".

       Chúng ta cũng có thể thấy điều đó qua Bước chân trên dải Trường Sơn của Vũ Trọng Hối với câu cuối cùng như điệp khúc của cả bốn khổ lời ca:

"Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình"

       Hoàng Hà với Cùng hành quân giữa mùa xuân (1971): "Khi tiếng chim hót vang lên lời ca. Và khi nắng tỏa rộn bước quân hành xa. Thì em có nghe tiếng mùa xuân về. Giục cất bước giải phóng cho làng quê"… Trên đường ra trận, người chiến sĩ, có thể sống, có thể chết, có thể lành lặn và có thể thương tật…, thế mà, họ vẫn ca lên: "A! Ta chào mùa xuân hành quân giành chiến thắng. A! Ta chào mùa xuân sục sôi triều cách mạng. Xuân thắm tươi là trên nơi tiền tuyến. Cùng hành quân đi giữa mùa xuân…"

        Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn khi dựng lại chân dung nữ liệt sĩ anh hùng Võ Thị Sáu, ông chọn: "Chị Sáu đã hi sinh rồi" chứ không viết, chị Sáu đã chết rồi. Và, để tạo được ấn tượng hơn trong tâm trí người nghe, Nguyễn Đức Toàn đã biết gắn sự hi sinh đó với mùa hoa lê-ki-ma của miền đất đỏ. Thế là mỗi khi mùa xuân về, hoa lê-ki-ma nở, đó cũng là lời nhắc nhở mọi công dân nhớ đến sự hi sinh anh dũng của người con gái đất đỏ.

       Các ca khúc trữ tình cách mạng đều bắt nguồn từ cảm xúc tình yêu - một tình yêu rộng mở, bao trùm cả tình đất, tình người.

         Miền đất mà nhạc sĩ nặng lòng thương yêu nhất vẫn là nơi quê cha đất mẹ:

"Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm

Rượu Hồng đào chưa nhấm đã say

…Đất Quảng Nam chưa đi đã nhớ

Chớ em nói đậm đà vừa gặp gỡ mà đã yêu"

(Quảng Nam yêu thương)

       Có tình yêu thương sâu lắng mà lạc quan trong Mẹ yêu con (Nguyễn Văn Tý):

"… Ôm con ra mái hiên,

Nhìn đàn chim rộn ràng hót

Giữa mùa xuân…

Mừng con sẽ góp phần,

Tương lai con đẹp lắm!

Mẹ hát muôn lần…"

       Ca khúc cách mạng đã phản ánh chân thật, cụ thể lịch sử về con người Việt Nam - những con người mang cả tinh hoa của truyền thống dân tộc và của thời đại. Một trong những hình tượng con người Việt Nam được phản ánh khá thành công trong ca khúc là người phụ nữ Việt Nam, người mẹ Việt Nam. Với vai trò và vị trí của mình, người phụ nữ Việt Nam, người mẹ Việt Nam là tiêu điểm của tình yêu thương, lòng nhân ái trong thời đại ngày nay.

       Cách đi đúng, tạo nên dáng đi đẹp và kết đọng thành một tác phẩm bất hủ: Mẹ yêu con. Bâng khuâng nỗi niềm của những tháng ngày bươn chải trên cánh đồng "năm tấn" với "chiếc áo mẹ vá năm xưa"; và dạt dào hi vọng về tương lai "như đài hoa đang hé trên cành" của đất nước và con người. Đấy là lòng mẹ, lòng người mẹ Việt Nam trong vô vàn các làn điệu ru con trên khắp các miền quê thân thuộc: mượt mà và đằm thắm, dịu ngọt và sâu lắng - sâu lắng đến độ xao xuyến, bâng khuâng. Không rời xa truyền thống, đó vẫn là người mẹ Việt Nam; nhưng đây là người mẹ Việt Nam hiện đại và đương đại - những người chủ của "Một vùng trời đất trong tay, Dẫu chưa toàn vẹn, đã bay cờ hồng" (Tố Hữu).

       Tác phẩm Mẹ yêu con khẳng định sự hòa nhập và hòa nhịp với nhân dân để nói lên được tiếng lòng của con người Việt Nam vào một khúc ngoặt lịch sử; đồng thời cũng hé mở một hướng đề tài, một mạch cảm nhận mới: người phụ nữ Việt Nam đương đại.

       Một tác phẩm nghệ thuật nói chung, bài hát nói riêng, muốn có đời sống lâu bền và sâu rộng trong công chúng, thì nội dung của nó phải là sự phản ánh những con người điển hình trong những hoàn cảnh điển hình; thông qua sự chắt lọc của khối óc và sự rung động của trái tim. Chỉ có xâm nhập vào thực tế cuộc sống, nhạc sĩ mới có điều kiện để rèn luyện, để trải nghiệm, chiêm nghiệm và tự rút ra nhiều kiến thức cho nghề nghiệp cũng như những rung cảm để sáng tác.

       Trong những năm tháng kháng chiến, nhiều nhạc sĩ đồng thời là chiến sĩ, hoặc chí ít cũng mang trong mình tinh thần của người chiến sĩ. Họ hiện diện ở mọi miền của Tổ quốc, từ hậu phương đến tiền tuyến, từ đồng bằng đến miền núi, hải đảo xa xôi. Các nhạc sĩ hành quân cùng với anh giải phóng quân trên đường Trường Sơn, cùng ra đồng, vui niềm vui được mùa với bà con nông dân… Chính thực tế đó, đã chắp cánh cho tâm hồn nhạc sĩ viết lên những bài ca mang dấu ấn lịch sử làm lay động lòng người.

 

 

 

 

Thái Hà

Website: http://nhanvanblog.com/

Facebook: http://www.facebook.com/thaiha811

Page: https://www.facebook.com/nhanvanblog/

Email: dothaiha86@gmail.com

 


Tác giả: © dothaiha - nhanvanblog.com

Bài viết liên quan
Nội dung đang được cập nhật.
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Chẳng cầu trong những năm tháng đẹp nhất gặp được người tốt nhất, chỉ nguyện những năm còn sống được tương phùng, lựa chọn một tòa thành sống với nhau đến già. ...
Tiếng dương cầm vọng mãi
Tiếng dương cầm vọng mãi
Chẳng ngôn ngữ nào êm dịu và trầm lắng cho bằng ngôn ngữ của thi ca Chẳng âm điệu nào thiết tha cho bằng cung thanh trầm của khúc nhạc... Tôi có một tình yêu lớ...
Nắng ấm quê hương
Nắng ấm quê hương
Quê hương là gì hở cha?Ai đi xa cũng nhớ nhiều... Phải thừa nhận rằng từ trước giờ, con chưa bao giờ nghĩ đến khái niệm Quê hương. Và cũng chưa một lần, con tự ...
THÀNH NGỮ TRUNG HOA

THÀNH NGỮ TRUNG HOA

Ngọc bất trác, bất thành khí  Nhân bất học bất tri lý Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ Vô duyên ...
Status 129 trên Nhân Văn Blog

Status 129 trên Nhân Văn Blog

Âm nhạc luôn luôn là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người sống trên trái đất. Không có âm nhạc thế ...
43 câu nói ý nghĩa

43 câu nói ý nghĩa

1. Bộc lộ sự nóng nảy ra ngoài, đó gọi là bản năng. Kìm nén sự nóng nảy vào bên trong, đó gọi là ...
Như một người cha

Như một người cha

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, luôn có những người đã dạy ta một điều gì đó khiến cuộc đời ta thay ...
Người tuổi Dần

Người tuổi Dần

Trời sinh người tuổi Dần rất nhạy cảm, và có giác quan thứ sáu, có khả năng nhìn thấu nội tâm của ...

"Nhân sinh nhược chích như sơ kiến....
Nếu cuối cùng mọi thứ đều phải tan biến, chỉ xin được giữ lại ánh nhìn buổi ban sơ..."

Bụng chứa thi thư, 

phong thái tự đẹp!

Hữu xạ tự nhiên hương

Ngọc bất trác, bất thành khí 

Nhân bất học bất tri lý

Nhất tự thiên kim

Thiên ngôn vạn ngữ

Tri nhân tri diện bất tri tâm

Video clip