Thứ năm, 21/11/2024 - 14:40

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN Y

Chuyện kể: Di Tử Hà là cận thần của vua. Mẹ Tử Hà ốm nặng. Đêm khuya có người gọi, Tử Hà vội vàng lấy xe và ngựa của vua ra đi...

Yêu nên tốt, ghét nên xấu

Giải nghĩa: Khi yêu thì cái gì cũng đẹp, cũng hay, thậm chí là khi có lỗi cũng cho là tốt. Khi ghét thì ghét đến chân tơ kẽ tóc, người ta có tốt cũng cho là xấu. Vì vậy còn có câu: “Khi yêu thì củ ấu cũng tròn, khi ghét thì bồ hòn cũng méo”. Sự yêu ghét làm cho người ta mất cả cái đúng đắn, đối xử thiên lệch, thiếu khách quan, đến mức “Chanh cũng khen ngọt mà hồng chê chua”.

Chuyện kể:

Phép nước Vệ, ai tự ý lấy xe của vua thì phải tội chặt chân. Di Tử Hà là cận thần của vua. Mẹ Tử Hà ốm nặng. Đêm khuya có người gọi, Tử Hà vội vàng lấy xe và ngựa của vua ra đi. Vua khen: “Có hiếu thật! Vì hết lòng với mẹ mà quên cả tội chặt chân”.

Lại một lần, Tử Hà theo vua đi ngự tại vườn, đang ăn quả đào thấy ngọt, còn một nửa đưa cho vua ăn, vua nói: “Yêu ta thật! Của đang ngon miệng mà biết để nhường ta”.

Về sau, vua không có lòng yêu Di Tử Hà như trước nữa. Một hôm, Tử Hà phạm lỗi, vua giận nói rằng:

“Di Tử Hà trước dám ngỗ ngược lấy xe của ta đi, rồi lại một lần cho ta ăn quả đào thừa, thực là trọng tội”. Nói xong, đem Tử Hà ra hành quyết.

Ôi! Di Tử Hà ăn ở trước sau vẫn vậy thôi. Vậy mà trước yêu, sau ghét mà nên tội. (1)

Từ truyện trên rút ra cái thực trong đời: Sự yêu ghét của người ta đổi thay nhanh chóng cũng chỉ do quan niệm nhận thức mà thành. Giống như vua nước Vệ, cũng là sự ấy nhưng lúc yêu thì tốt cả mà lúc ghét thì xấu cả, nên đời mới có câu:

Yêu ai thì nói quá ưa

Ghét ai nói thiếu nói thừa như không

Suy từ đấy ra, người làm cha mẹ dân mà quan niệm, nhận thức thay đổi, ích kỷ thì khổ cho dân lắm thay.

Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh - NXB Thông Tấn

(1): Theo “Cổ học tinh hoa”, Nguyễn Văn Ngọc, NXB Văn học, 2003.

 

Thái Hà đọc và tổng hợp theo: KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ

HOÀNG VĂN HÀNH (chủ biên)

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

VIỆN NGÔN NGỮ HỌC

NXB VĂN HÓA SÀI GÒN


Tác giả: HOÀNG VĂN HÀNH (chủ biên)
Nguồn: KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ

Bài viết liên quan
Nội dung đang được cập nhật.
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Chẳng cầu trong những năm tháng đẹp nhất gặp được người tốt nhất, chỉ nguyện những năm còn sống được tương phùng, lựa chọn một tòa thành sống với nhau đến già. ...
Tiếng dương cầm vọng mãi
Tiếng dương cầm vọng mãi
Chẳng ngôn ngữ nào êm dịu và trầm lắng cho bằng ngôn ngữ của thi ca Chẳng âm điệu nào thiết tha cho bằng cung thanh trầm của khúc nhạc... Tôi có một tình yêu lớ...
Nắng ấm quê hương
Nắng ấm quê hương
Quê hương là gì hở cha?Ai đi xa cũng nhớ nhiều... Phải thừa nhận rằng từ trước giờ, con chưa bao giờ nghĩ đến khái niệm Quê hương. Và cũng chưa một lần, con tự ...
THÀNH NGỮ TRUNG HOA

THÀNH NGỮ TRUNG HOA

Ngọc bất trác, bất thành khí  Nhân bất học bất tri lý Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ Vô duyên ...
Status 129 trên Nhân Văn Blog

Status 129 trên Nhân Văn Blog

Âm nhạc luôn luôn là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người sống trên trái đất. Không có âm nhạc thế ...
43 câu nói ý nghĩa

43 câu nói ý nghĩa

1. Bộc lộ sự nóng nảy ra ngoài, đó gọi là bản năng. Kìm nén sự nóng nảy vào bên trong, đó gọi là ...
Như một người cha

Như một người cha

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, luôn có những người đã dạy ta một điều gì đó khiến cuộc đời ta thay ...
Người tuổi Dần

Người tuổi Dần

Trời sinh người tuổi Dần rất nhạy cảm, và có giác quan thứ sáu, có khả năng nhìn thấu nội tâm của ...

"Nhân sinh nhược chích như sơ kiến....
Nếu cuối cùng mọi thứ đều phải tan biến, chỉ xin được giữ lại ánh nhìn buổi ban sơ..."

Bụng chứa thi thư, 

phong thái tự đẹp!

Hữu xạ tự nhiên hương

Ngọc bất trác, bất thành khí 

Nhân bất học bất tri lý

Nhất tự thiên kim

Thiên ngôn vạn ngữ

Tri nhân tri diện bất tri tâm

Video clip