Thứ năm, 21/11/2024 - 14:28

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN P

Theo Hoài Nam Tử, xưa ở gần biên ải, có ông lão là Thượng Tái Ông, có con ngựa quý tự nhiên biến mất.

Hàng xóm người đến chia buồn, ông lão vẫn tươi cười nói: “Mất ngựa chưa chắc đã là họa mà biết đâu còn là phúc”.

Phúc họa khó lường

Cái họa cái phúc ở đời khó lường được, may thành rủi, rủi thành may.

Theo Hoài Nam Tử, xưa ở gần biên ải, có ông lão là Thượng Tái Ông, có con ngựa quý tự nhiên biến mất.

Hàng xóm người đến chia buồn, ông lão vẫn tươi cười nói: “Mất ngựa chưa chắc đã là họa mà biết đâu còn là phúc”.

Quả nhiên ít lâu sau, con ngựa ở đâu về dẫn theo một con ngựa đẹp khác. Thấy ngựa lại dắt thêm ngựa về, mọi người đến chúc mừng. Riêng ông lão chẳng tỏ ra vui vẻ gì mà còn nói: “Biết đâu, chẳng phải là cái họa mang đến nhà ta”.

Con trai ông thích chí vì có ngựa đẹp nên mải mê leo trèo phi ngựa suốt ngày để đến một hôm ngã ngựa mà gãy chân.

Mọi người thấy vậy đến chia buồn cùng ông, nhưng ông lại điềm nhiên nói: “Biết đâu lại là cái phúc”.

Mà cũng nghiệm vậy, thời đó quân Phiên tràn vào toàn thể trai tráng trong làng trong tổng đều phải xông pha trận mạc. Riêng con trai ông, vì bị gãy chân nên người ta không bắt lính. Nhiều người đi lính chết nơi trận mạc nhưng cậu con trai Tái Ông vẫn ung dung ở nhà cưỡi ngựa.

Nhiều người biết chuyện nhà Tái Ông mới nói với nhau: “Thật là phúc họa khó lường”. (1)

Phúc họa khó lường được minh họa theo truyện trên là giả định, nếu có tai họa xảy ra thì người ta thường dành những lời an ủi, động viên để giảm bớt buồn phiền, đau khổ cho những kẻ đó, chứ không ai nỡ lòng nào mong cho kẻ đó chuốc thêm họa nữa vào thân. Phúc, họa xoay vần khó biết. Vậy nên gặp phúc thì cũng đừng cho là phúc mãi, gặp họa cũng đừng bi quan cho là “họa vô đơn chí”.

Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh - NXB Thông Tấn

(1) Theo truyện “Tái Ông mất ngựa”, “Điển hay, tích lạ”- Nguyễn Tử Quang.

 

Thái Hà đọc và tổng hợp theo: KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ

HOÀNG VĂN HÀNH (chủ biên)

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

VIỆN NGÔN NGỮ HỌC

NXB VĂN HÓA SÀI GÒN


Tác giả: HOÀNG VĂN HÀNH (chủ biên)
Nguồn: KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ

Bài viết liên quan
Nội dung đang được cập nhật.
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Chẳng cầu trong những năm tháng đẹp nhất gặp được người tốt nhất, chỉ nguyện những năm còn sống được tương phùng, lựa chọn một tòa thành sống với nhau đến già. ...
Tiếng dương cầm vọng mãi
Tiếng dương cầm vọng mãi
Chẳng ngôn ngữ nào êm dịu và trầm lắng cho bằng ngôn ngữ của thi ca Chẳng âm điệu nào thiết tha cho bằng cung thanh trầm của khúc nhạc... Tôi có một tình yêu lớ...
Nắng ấm quê hương
Nắng ấm quê hương
Quê hương là gì hở cha?Ai đi xa cũng nhớ nhiều... Phải thừa nhận rằng từ trước giờ, con chưa bao giờ nghĩ đến khái niệm Quê hương. Và cũng chưa một lần, con tự ...
THÀNH NGỮ TRUNG HOA

THÀNH NGỮ TRUNG HOA

Ngọc bất trác, bất thành khí  Nhân bất học bất tri lý Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ Vô duyên ...
Status 129 trên Nhân Văn Blog

Status 129 trên Nhân Văn Blog

Âm nhạc luôn luôn là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người sống trên trái đất. Không có âm nhạc thế ...
43 câu nói ý nghĩa

43 câu nói ý nghĩa

1. Bộc lộ sự nóng nảy ra ngoài, đó gọi là bản năng. Kìm nén sự nóng nảy vào bên trong, đó gọi là ...
Như một người cha

Như một người cha

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, luôn có những người đã dạy ta một điều gì đó khiến cuộc đời ta thay ...
Người tuổi Dần

Người tuổi Dần

Trời sinh người tuổi Dần rất nhạy cảm, và có giác quan thứ sáu, có khả năng nhìn thấu nội tâm của ...

"Nhân sinh nhược chích như sơ kiến....
Nếu cuối cùng mọi thứ đều phải tan biến, chỉ xin được giữ lại ánh nhìn buổi ban sơ..."

Bụng chứa thi thư, 

phong thái tự đẹp!

Hữu xạ tự nhiên hương

Ngọc bất trác, bất thành khí 

Nhân bất học bất tri lý

Nhất tự thiên kim

Thiên ngôn vạn ngữ

Tri nhân tri diện bất tri tâm

Video clip