Thứ bảy, 04/05/2024 - 05:47

Học lão Tôn tính hài hước, yêu đời

Khác với chuyện tôn giáo – nơi con người khuất phục trước sức mạnh thần linh, Tây du kí tuy nói chuyện nhà Phật nhưng lại gần thần thoại với tư cách là phương tiện lí giải xã hội chiến thắng thiên nhiên của con người. Lạc quan, dí dỏm và hài hước là đặc điểm nổi bật trong phong ...

 

 

       Khác với chuyện tôn giáo – nơi con người khuất phục trước sức mạnh thần linh, Tây du kí tuy nói chuyện nhà Phật nhưng lại gần thần thoại với tư cách là phương tiện lí giải xã hội chiến thắng thiên nhiên của con người. Lạc quan, dí dỏm và hài hước là đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật Tây du kí. Tác phẩm này mô tả toàn chuyện thần tiên yêu quái, nhưng không hề để lại cho người xem ấn tượng rùng rợn, kinh hoàng. Chính tính cách lạc quan, tự tin của nhân vật chủ yếu Tôn Ngộ Không đã quyết định khuynh hướng tác phẩm. Tác giả đã thông qua hành động đùa bỡn, ngôn ngữ hài hước của Tôn để châm biếm, giễu cợt.

       Ví dụ: Vua nước Chu Tử thích thuốc trường sinh, Tôn Ngộ Không đã bốc cho những viên đan tẩm nước đái ngựa. Tôn còn trả lời vua nước Ô Kê “Lão Tôn này nếu chịu làm hoàng đế thì đã ở khắp thiên hạ vạn quốc thế này. Nếu làm vua, phải để tóc dài, mất ăn mất ngủ, nghe biên ải có giặc xâm lăng thì hoang mang sợ hãi, gặp năm đói kém thì lo lắng buồn phiền. Tôn này làm sao chịu nổi? Ông cứ làm vua đi còn tôi thì cứ làm hòa thượng của tôi vậy”. Đọc những đoạn như thế người ta thấy buồn cười và sau đó thấy việc tham sống cũng như tham quyền cố vị là lố bịch.

 

 

         Khôi hài, dí dỏm là một nét đặc sắc quan trọng của phong cách Tây du kí. Trước hết, tác giả lấy khôi hài và dí dỏm làm đặc điểm nổi bật của nhân vật Tôn Ngộ Không để miêu tả, dùng nó để biểu hiện rõ nét hơn nữa, phong phú hơn nữa tính cách anh hùng của nhân vật này. Trước mọi khó khăn, Tôn Ngộ Không có một tinh thần lạc quan mạnh mẽ, không hề nản lòng thoái chí, đồng thời tin tưởng ở sức mạnh của mình, hết sức xem khinh kẻ thù. Tôn phơi trần tất cả những cái xấu xa của bọn yêu quái với những lời chế giễu chua cay, làm cho chúng bối rối hoang mang.

         Tôn Ngộ Không là nhân vật có tính hài hước, thể hiện rất rõ “tính thích hài hước” của tác giả. Có thể nói, thích bông đùa, hài hước và tài bông đùa, hài hước là cá tính và phẩm chất đặc biệt của nhân vật này. Trong mọi hoàn cảnh và với mọi đối tượng, lão Tôn đều có thể bông đùa, cười cợt, chế giễu được. Ngộ Không có thể trêu được Lão Quân, và có ý nghĩ hài hước về việc Bồ Tát “mượn” yêu quái để thử thách thầy trò mình: "- Cái bà Bồ Tát này thực chẳng ra sao! Khi xưa giải nạn cho Lão Tôn, bảo phải đưa Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh, ta đã nói đường lối gian nguy khó đi, người đã từng hứa với ta nếu gặp nạn sẽ thân hành đến cứu. Bây giờ lại cho tinh ma hại ngầm, ăn nói không thực, như thế đáng kiếp cả đời không có chồng!"

         Bồ Tát đã đắc đạo, đâu còn sự phân biệt nam tính hay nữ tính. Thế nhưng tác giả lại để cho Ngộ Không rủa ngài là “cả đời không có chồng”. Đem một hình tượng thần thánh tôn giáo ở trên cao kéo về cõi đời phàm tục và nhìn nhận như một thực thể phàm tục, đó là biểu hiện của tính hài hước ở Ngộ Không, đồng thời cũng là lối văn dí dỏm thường thấy của tác giả trong Tây du kí. Cũng chính bằng lối văn ấy, tác giả đã để cho Văn Thù Bồ Tát “thanh minh” rằng con sư tử xanh của ngài tuy làm vua giả nước Ô Kê ba năm nhưng không thể “làm nhơ nhuốc” hoàng hậu ba cung như lời Ngộ Không nói được, vì “hắn là con sư tử đã thiến rồi”. Ngộ Không cũng đem cách nhìn “thực dụng” để “cười thầm” việc Quan Âm Bồ Tát mượn số đao Thiên Cương của Lí Thác Tháp, biến thành đài hoa sen nghìn cánh để lừa yêu quái: “Bồ Tát này bủn xỉn quá, trong ao sen có sẵn tòa sen ngũ sắc, tiếc rẻ không ngồi, lại đi hỏi mượn người khác”. Đến khi tòa sen bị Hồng Hài Nhi ngồi vào, lão Tôn lại hai lần nói: “tòa sen tặng cho người khác rồi”, và còn hỏi Bồ Tát: “Yêu tinh đã đặt đít vào, không biết ngài còn cần đến nó nữa không?”. Cách nghĩ và cách nói ấy, vừa bộc lộ bản tính khôi hài của Ngộ Không vừa góp phần làm nổi bật pháp lực thần thông của Bồ Tát sau đó.

 

              Ngộ Không thường chẳng ngần ngại trêu đùa sư phụ mình. Lần gặp nhau trong động Vô Để, lão Tôn đã vờ vịt để thử lòng Đường Tăng: “Sư phụ chẳng được việc gì! Yêu quái đã bày yến tiệc, cùng ăn với sư phụ rồi thành thân. Sinh hạ trai hay gái, cũng là dòng giống của hòa thượng, sư phụ còn buồn nỗi gì?”.Các lần ở nước Tây Lương và nước Thiên Trúc cũng thế. Đặc biệt, trong khi tỏ rõ sự “nhạy cảm” với việc đánh cướp và yêu quái, Ngộ Không cũng tự nhiên bộc lộ ra bản tính hài hước của mình. Một lần Đường Tăng đi trước gặp cướp, phải nói rối để tránh đòn, Ngộ Không đến nơi hỏi cơ sự, nghe sư phụ nói “Ta nói con quanh người có quấn ít tiền, để chúng đừng đánh…”, lão Tôn đáp luôn:“Tốt! Tốt! Tốt! Cảm ơn sư phụ cất nhắc, đúng là phải khai như vậy. Nếu thường trong một tháng, khai bảy tám chục lần như thế, lão Tôn càng có món hời”. Tương tự như thế, ở xóm Đà La, vừa được biết nha cụ Lí mời cơm thịnh soạn là để nhờ bắt yêu quái, Ngộ Không đã vội dạ ngay một tiếng nói: “Cảm ơn cụ đã chiếu cố”, và giải thích cho Bát Giới rõ:“…Ta dạ chính là định xong giá tiền rồi. Họ không đi mời người khác nữa”. Qua những lời “cảm ơn” đầy tính hài hước ấy, có thể thấy hết tính cách ghét ác như thù và thích chuyện đánh đấm của Ngộ Không. Đối với bọn hôn quân vô đạo ở trần gian bị bọn yêu quái đạo sĩ làm cho u mê, Ngộ Không cũng có dịp trêu đùa thỏa thích. Ở nước Xa Trì, khi thực hành món “cách bản sai mai”, Đại Thánh đã nhân việc thể hiện bản lĩnh thần thông của mình mà thừa dịp trêu quốc vương và cả triều đình nước này một mẻ. Nếu không thông minh lanh lợi và sẵn có tính hài hước, không thể có kiểu biến hóa kì lạ như thế.

 

         Tính hài hước của Tôn Ngộ Không cũng được bộc lộ rất thường xuyên trong những ý nghĩ, nhận xét ngộ nghĩnh, những lời đối đáp, mắng chửi đối phương và hạng “tiểu thần” như sơn thần, thổ địa, long vương… Bị con chó của Nhị Lang cắn vào bọng chân, ngã lăn ra, Đại Thánh liền mắng: “Cái đồ vong nhân này! Mày không đi cản chủ nhà, mà lại cắn lão Tôn!”. Gặp Hắc đại vương, Ngộ Không cũng cười thầm vì thấy “tên này chẳng khác hòn than trong lò”, và đoán ngay:“Chắc là hắn ở nơi đốt than kiếm sống, nếu không sao thân lại đen nhẻm như thế?”. Thi đấu phép “tắm trong vạc dầu sôi” ở nước Xa Trì, khi Ngộ Không nhận thấy có sự man trá - “lúc ta tắm thì nóng sôi, hắn tắm thì lạnh ngắt”, đoán “chắc là có long vương nào giúp” đối thủ, bèn tung người nhảy vút lên trời niệm chú gọi ngay Bắc Hải Long Vương đến mắng:“Ta truyền đời cho cái giống giun có sừng, lươn có vẩy nhà ngươi, rằng tại sao nhà ngươi che chở con rồng lạnh dưới đáy vạc giúp đạo sĩ, để hắn hiển thánh thắng cuộc ta!”. Rồng vốn là “biểu tượng sự dung hợp ở thời kì đầu của các dân tộc Trung Hoa”. Thánh nhân nói về tư thái của rồng có tiềm phục, biểu hiện, trưởng thành, nhảy vọt, bay bổng và mãn kì, cả thảy 6 giai đoạn. Tất cả đều nhằm miêu tả quá trình vận động “sức sống không ngừng” (sinh sinh bất tức) của con người. Trong thời đại phong kiến, rồng còn là biểu tượng quyền lực tuyệt đối và thiêng liêng của hoàng đế. Thế nhưng ở đây, trong lời mắng nhiếc của Ngộ Không, kết cấu phức tạp “đầu ngựa, sừng hươu, vuốt ưng, thân lân, đuôi cá, chân hổ…” mang ý nghĩa tổng hợp thiêng liêng của rồng bị đem gắn với những giống vật cụ thể bé nhỏ, hèn hạ, thật thảm hại và buồn cười.

 

         Tính hài hước hầu như là “thiên tính” biểu hiện sự thông minh, tự tin, tinh thần lạc quan, yêu đời, tính cách ngạo nghễ, ngang tàng, xem thường quyền uy và xem thường kẻ địch của Ngộ Không. Trong khi thể hiện tính hài hước ấy, Ngộ Không thường dành “ưu tiên” cho chú Ngốc, chủ động tạo nên nhiều tình huống hài kịch.

         Đặc điểm rõ ràng nhất trong nghệ thuật Tây du kí là vận dụng thành thục và hòa vào làm một kì bút (bút pháp kì ảo) và hí bút (bút pháp trào phúng). Trong kì bút có hí bút, trong hí bút có kì bút, như thế hình thành đặc trưng chỉnh thể đã kì ảo lại hài hước. Cách nhìn sự vật ở khía cạnh hài hước là cách nhìn tích cực bằng con mắt phát hiện, có giá trị nhận thức. Nhờ cách nhìn đó mà sự vật luôn luôn mới mẻ, thống nhất giữa lạ và quen. Hơn nữa, cái “hài” vốn bao hàm thái độ cảm thụ và đánh giá, rất phù hợp với cuộc đấu tranh nhằm phê phán những thói hư tật xấu của con người, trước hết là đấu tranh trong nội bộ tập thể thỉnh kinh. Hài hước mang ý nghĩa xây dựng nhiều hơn là đả phá. Có lẽ vì thế mà đối với cuộc sống hiện tại, những yếu tố “hài” trong Tây du kí vẫn mang tính thời sự nóng hổi. Việc kết hợp hài hòa yếu tố “kì” với yếu tố “hài” chính là một biểu hiện quan trọng của tinh thần dân chủ, nhân văn, đem lại không khí lạc quan, nhẹ nhàng, thoải mái, dễ đi vào lòng người của tác phẩm.

 

         Tây du kí sở dĩ được coi là một tác phẩm giàu tính truyền kì còn vì nó thể hiện rất sâu sắc và chân thực những tình cảm phong phú, phức tạp của con người. Khi xem xét yếu tố “kì” trong thế giới nhân vật và hệ thống tình tiết, chúng ta đã thấy sự thể hiện những khía cạnh khác nhau của tình cảm con người trong tác phẩm này.

         Thứ nhất, thế giới nhân vật Tây du kí tuy chủ yếu là thế giới thần thánh và yêu quái, nhưng hầu hết đều có những quan hệ tình cảm của con người trần thế.

         Quan hệ giữa các nhân vật với nhau, một mặt bị qui phạm hóa bởi cơ chế “Tam cương, Ngũ thường” kiểu Nho giáo, mặt khác lại luôn luôn bị chi phối bởi những quan hệ tình cảm cá nhân và xã hội thân sơ khác nhau. Chẳng hạn, tình bạn đồng liêu thân thiết bất chấp cảnh âm – dương cách trở giữa Ngụy Trưng và Thôi Giác, tình yêu kì lạ giữa Khuê tinh và Ngọc nữ, mối thù dai dẳng của Ngọc Thỏ với Tố Nga, tình anh em kết nghĩa giữa Tôn Ngộ Không với Ngưu Ma Vương, giữa Bách Nhãn Ma Quân với bảy nữ quái động Bàn Ti, tình vợ chồng giữa Ngưu Vương với thê thiếp hai bên… Đặc biệt là tình thầy trò như cha con, đồng môn là anh em giữa các nhân vật trong đoàn thỉnh kinh. Liên kết các nhân vật về phương diện tình cảm theo kiểu “gia đình” là liên kết bền vững nhất. Vì vậy, con Cửu Linh Nguyên Thánh mới quyết tâm báo thù cho các “cháu”; hai ma ở núi Bình Đính, ba lão yêu ở động Sư Đà… đều sống chết có nhau. Đây là tính dân tộc rất đặc trưng của người Trung Quốc được biểu hiện nồng đậm trong tác phẩm.

 

         Thứ hai, điều quan trọng hơn là tính chất phong phú, đa dạng và mức độ mãnh liệt của những khía cạnh tình cảm biểu hiện ở các nhân vật. Về phương diện tình cảm xã hội rộng lớn, có thể nói Tôn Ngộ Không có tính điển hình. Tôn Ngộ Không điển hình cho lòng ham sống, lạc quan yêu đời, yêu công bằng và lẽ phải, ghét ác như thù, thích làm việc nghĩa. Tính nóng nảy của Ngộ Không cũng có phần xuất phát từ lòng trọng nghĩa và điểm đặc sắc nhất trong tình cảm của nhân vật này là tình thầy trò và tình bạn. Ngộ Không không chỉ tròn bổn phận mà còn sẵn sàng xả thân vì sư phụ, những lúc nguy nan nhất, người mà lão Tôn nghĩ đến đầu tiên chính là Đường Tăng. Tình bạn ở Tôn Ngộ Không cũng là thứ tình cảm bền vững, trước sau như một, bởi vậy mới có thái độ nhún nhường, mềm mỏng trước Thiết Phiến công chúa và Ngưu ma vương. Lão Tôn tuy hay trêu chọc, đố kị, thậm chí dọa nạt, nhưng cũng rất thương và tỏ ra công bằng với Bát Giới, biết động viên và cũng không tiếc lời khen ngợi mỗi khi chú Ngốc lập công. Trên cương vị “đại ca”, Ngộ Không thực sự xứng đáng không phải chỉ vì là người đến trước, cũng không phải bởi “cây gậy đưa ma”, mà vì bản lĩnh thần thông quảng đại, nhân cách cao thượng, giàu tình cảm và tình cảm mãnh liệt. Có thể nói, tình cảm của Ngộ Không vừa có cái sâu sắc cao cả của bậc đại trượng phu, lại vừa có cái hồn nhiên bộc trực của trẻ nhỏ. 

 

         Đặc trưng nổi bật của yếu tố “kì” trong Tây du kí là luôn luôn kết  hợp hài hòa với yếu tố “hài” và thống nhất hữu cơ với yếu tố “chân”. Toàn bộ yếu tố “kì” trong Tây du kí thực sự đã thể hiện mạnh mẽ tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả đối với đời sống xã hội đương thời; hướng sự chú ý của người đọc vào những vấn đề vừa lớn lao vừa thiết thực của nhân loại, có giá trị nhân bản sâu sắc và tính thời sự nóng hổi. Do đó, tuy viết về đề tài tôn giáo, nhưng ý nghĩa lớn nhất của tác phẩm lại là ở những triết lí về đời sống xã hội. Giáo lí giáo nghĩa tôn giáo và cuộc đấu tranh thần ma trong Tây du kí chỉ thực sự có ý nghĩa khi được gắn liền với cuộc đấu tranh quyết liệt và dai dẳng giữa chính nghĩa với tà ác, giữa chân – thiện – mĩ với giả - ác – xú, một nội dung chủ yếu nhất của các cuộc xung đột nóng bỏng nhất trong đời sống nhân loại từ xưa đến nay.

 

         Thế giới nhân vật Tây du kí vì thế tuy kì lạ mà vẫn không rơi vào “hoang đản” đến độ phi lí như truyện chí quái hay các loại truyện thần tiên đạo hoá khác. Ngay cả ở những nhân vật “quái” nhất, người đọc cũng cảm thấy rất gần gũi vì chúng đều thể hiện nội dung tình và lí trong đời sống xã hội. 

         Bộ phim Tây du kí năm 1986 của nữ đạo diễn Dương Khiết là một tác phẩm kinh điển sống cùng thời gian.

         Tôi vô cùng ngưỡng mộ tài năng của Lục Tiểu Linh Đồng. Thể hiện vai diễn Mĩ Hầu Vương không chỉ có hành động mà từ ánh mắt, từ sự thay đổi của nét mặt phải biểu hiện được tâm trạng của Tôn Ngộ Không. Đó là điều không dễ và không phải ai cũng làm được, song với Lục Tiểu Linh Đồng thì hoàn toàn có thể. Lục Tiểu Linh Đồng gần như gắn sự nghiệp của mình với Tôn Ngộ Không và chính diễn viên này đã tạo cho nhân vật một hình ảnh mẫu mực...

 

 

Link trên báo:
 
 

http://ngoisao.net/tin-tuc/goc-doc-gia/choi-blog/hoc-lao-ton-tinh-hai-huoc-yeu-doi-2607077.html

 

http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Hoc-lao-Ton-tinh-hai-huoc-yeu-doi/50893622/413/

 

***Trích dẫn từ Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Văn học năm 2010: 

“HÌNH TƯỢNG TÔN NGỘ KHÔNG TRONG TÂY DU KÍ CỦA NGÔ THỪA ÂN”

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thanh Diên

Sinh viên thực hiện     : Đỗ Thái Hà

Trường: Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội


Tác giả: © dothaiha - nhanvanblog.com

Bài viết liên quan
Tình cha con trong "Cuốn theo chiều gió"

Tình cha con trong "Cuốn theo chiều gió"

Chúng ta thường mơ về một tình yêu hoàn hảo, cố gắng để trở thành người hoàn hảo, luôn nhìn vũ trụ như một tác phẩm hoàn hảo của tạo hoá. Nhưng tất cả những nỗ lực và tranh đấu của ta hầu như đều dẫn ...
Dương Quá, tan nát cõi lòng

Dương Quá, tan nát cõi lòng

Linh cảm xây dựng hình tượng Dương Quá về cơ bản là xuất phát từ việc so sánh với hình tượng đại hiệp Quách Tĩnh mà ra. Quách Tĩnh chậm chạp ngốc nghếch, Dương Quá thì thông minh lanh lợi; Quách Tĩnh ...
Có một cô nương

Có một cô nương

Tiểu Yến Tử, cô cách cách nhí nhảnh, hồn nhiên, thẳng thắn, chân thật, bản lĩnh vững vàng, gan góc. Cô gái có nụ cười tươi, đôi mắt to tròn và những hành động chẳng giống ai... Cuộc sống nơi cấm cung ...
Giá trị nhân văn trong Hoàn Châu Cách Cách 1 và 2

Giá trị nhân văn trong Hoàn Châu Cách Cách 1 và 2

Hoàn Châu Cách Cách là một câu chuyện tình yêu, tình yêu gia đình, tình yêu nam nữ giữa những con người tưởng như ưu việt, kì vĩ nhưng thực ra lại rất đỗi giản dị, bình thường: là Phụ Hoàng luôn tỏ ...
Triết lí sống trong "Tân Dòng Sông Li Biệt"

Triết lí sống trong "Tân Dòng Sông Li Biệt"

Bộ phim "Tân dòng sông li biệt" được nhà biên kịch Lí Lệ Bình dựa vào bối cảnh và nội dung chính của tác phẩm "Dòng sông li biệt" của Quỳnh Dao. Nguyên tác "Dòng sông li biệt" có rất nhiều khác biệt, ...
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Chẳng cầu trong những năm tháng đẹp nhất gặp được người tốt nhất, chỉ nguyện những năm còn sống được tương phùng, lựa chọn một tòa thành sống với nhau đến già. ...
Tiếng dương cầm vọng mãi
Tiếng dương cầm vọng mãi
Chẳng ngôn ngữ nào êm dịu và trầm lắng cho bằng ngôn ngữ của thi ca Chẳng âm điệu nào thiết tha cho bằng cung thanh trầm của khúc nhạc... Tôi có một tình yêu lớ...
Nắng ấm quê hương
Nắng ấm quê hương
Quê hương là gì hở cha?Ai đi xa cũng nhớ nhiều... Phải thừa nhận rằng từ trước giờ, con chưa bao giờ nghĩ đến khái niệm Quê hương. Và cũng chưa một lần, con tự ...
THÀNH NGỮ TRUNG HOA

THÀNH NGỮ TRUNG HOA

Ngọc bất trác, bất thành khí  Nhân bất học bất tri lý Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ Vô duyên ...
Status 129 trên Nhân Văn Blog

Status 129 trên Nhân Văn Blog

Âm nhạc luôn luôn là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người sống trên trái đất. Không có âm nhạc thế ...
43 câu nói ý nghĩa

43 câu nói ý nghĩa

1. Bộc lộ sự nóng nảy ra ngoài, đó gọi là bản năng. Kìm nén sự nóng nảy vào bên trong, đó gọi là ...
Như một người cha

Như một người cha

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, luôn có những người đã dạy ta một điều gì đó khiến cuộc đời ta thay ...
Người tuổi Dần

Người tuổi Dần

Trời sinh người tuổi Dần rất nhạy cảm, và có giác quan thứ sáu, có khả năng nhìn thấu nội tâm của ...

"Nhân sinh nhược chích như sơ kiến....
Nếu cuối cùng mọi thứ đều phải tan biến, chỉ xin được giữ lại ánh nhìn buổi ban sơ..."

Bụng chứa thi thư, 

phong thái tự đẹp!

Hữu xạ tự nhiên hương

Ngọc bất trác, bất thành khí 

Nhân bất học bất tri lý

Nhất tự thiên kim

Thiên ngôn vạn ngữ

Tri nhân tri diện bất tri tâm

Video clip