Cốt truyện Tây du kí liên quan đến đạo Phật, nhưng tác phẩm không nhằm mục đích tuyên truyền đạo Phật. Đạo Phật ở đây được hiểu như một lí tưởng chính trị, một ước mơ về tự do, bình đẳng. Đó là dấu ấn của tư tưởng nhân dân hình thành trong quá trình truyền miệng câu chuyện Tây du của vị sư trẻ đời Đường. Chính vì thế, khác với lịch sử, nhân vật chính quyết định thành bại của chuyến đi không phải là nhà sư, mà là Tôn Ngộ Không. Nếu không có Tôn Ngộ Không dùng gậy thần mở một con đường máu thì một bước họ cũng không đi nổi. Nhân vật phi thường này trở thành biểu tượng của người anh hùng phản kháng, của tư tưởng chống đối các thế lực bạo tàn, của lòng dũng cảm và trí thông minh có thể chiến thắng mọi thứ thiên tai nhân họa. Đó là bóng dáng của các cuộc khởi nghĩa nông dấn vang dội thời Minh. Ý chí sắt đá, tinh thần lạc quan, tư tưởng đánh và quyêt đánh của Tôn Ngộ Không cũng như quá trình Tây du thắng lợi của đoàn người thỉnh kinh đã phản ánh quyết tâm vươn tới một cuộc sống tốt đẹp của nhân dân Trung Quốc.
Tây du kí ra đời như là tiếng mời gọi nhân dân Trung Hoa chú ý đến tiếng nói rất trí tuệ, hiện thực và nhân bản vọng về từ Tây Trúc. Không phải là chú ý đến sự nghiệp Tây du thỉnh kinh của Đường Tăng, mà là chú ý đến nhân cách được xây dựng từ giáo lí này: một nhân cách sống vì hạnh phúc an lạc của số đông, sống hiền thiện vì công bằng, bình đẳng, tôn trọng sự thật, trách nhiệm cá nhân và đặc biệt là sống tùy duyên rất là trí tuệ.
Trích dẫn từ bài viết:
Tư tưởng Phật giáo thể hiện qua hình tượng Tôn Ngộ Không
Nhân Văn Blog
chimennho_baytoinhungvisao
http://www.facebook.com/thaiha811