Tôn Ngộ Không là nhân vật có tính hài hước, thể hiện rất rõ “tính thích hài hước” của tác giả. Có thể nói, thích bông đùa, hài hước và tài bông đùa, hài hước là cá tính và phẩm chất đặc biệt của nhân vật này. Trong mọi hoàn cảnh và với mọi đối tượng, lão Tôn đều có thể bông đùa, cười cợt, chế giễu được. Ngộ Không có thể trêu được Lão Quân, và có ý nghĩ hài hước về việc Bồ Tát “mượn” yêu quái để thử thách thầy trò mình: "- Cái bà Bồ Tát này thực chẳng ra sao! Khi xưa giải nạn cho Lão Tôn, bảo phải đưa Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh, ta đã nói đường lối gian nguy khó đi, người đã từng hứa với ta nếu gặp nạn sẽ thân hành đến cứu. Bây giờ lại cho tinh ma hại ngầm, ăn nói không thực, như thế đáng kiếp cả đời không có chồng!"
Bồ Tát đã đắc đạo, đâu còn sự phân biệt nam tính hay nữ tính. Thế nhưng tác giả lại để cho Ngộ Không rủa ngài là “cả đời không có chồng”. Đem một hình tượng thần thánh tôn giáo ở trên cao kéo về cõi đời phàm tục và nhìn nhận như một thực thể phàm tục, đó là biểu hiện của tính hài hước ở Ngộ Không, đồng thời cũng là lối văn dí dỏm thường thấy của tác giả trong Tây du kí.
Trích dẫn từ bài viết: