“Chân lí không bao giờ ở xa những người bình thường”
Năm học lớp 9, tôi chuyển xuống Móng Cái ở nhờ nhà Ông ngoại…Thường ngày nhìn thấy những bạn trẻ bán sách báo đi qua, Ông tôi rất hay gọi họ vào xem và lúc nào cũng mua hộ vài cuốn. Số sách báo đó chủ yếu cho hai ông cháu tôi đọc. Bởi vậy, từ nhỏ tôi đã nghiền ngẫm cả Luận ngữ của Khổng Tử. Những gì tôi thu nhận được từ Luận ngữ của Khổng Tử là những chân lí giản dị mà tôi tâm đắc và mọi người đều có thể tiếp nhận…
Có câu: “Chân lí không bao giờ ở xa những người bình thường”, và điều này chắc chắn đúng khi ta tiếp cận với sự minh triết của Khổng Tử. Những chân lí giản dị về thế giới này có thể đi vào tâm hồn mọi người bởi vì chúng chưa bao giờ là sự áp đặt, mà là một tiếng gọi từ bên trong đánh thức từng trái tim và linh hồn. Khi chúng ta đọc Luận Ngữ trong dòng chảy cuộc sống hôm nay thì mọi thứ bỗng trở nên rõ ràng với chúng ta, và Khổng Tử chắc hẳn đang mỉm cười lặng lẽ nhìn về chúng ta xuyên qua nhiều thế kỉ...
Những gì chúng ta có thể học hỏi từ Khổng Tử hôm nay không phải là môn “Khổng học” do Hán Vũ Đế lập ra; không phải là “Khổng giáo” long trọng, cao quí, nặng nghi thức bên cạnh Đạo giáo và Phật giáo; cũng chẳng phải học thuyết Khổng Tử của các học giả, đầy luận chứng sâu xa và mang tính bác học khuôn phép.
Những gì chúng ta có thể thu nhận được từ Luận Ngữ của Khổng Tử là những chân lí giản dị mà mỗi người tâm đắc và đều có thể tiếp nhận...
Tôi tin rằng điều quan trọng nhất về những bậc hiền nhân là cách họ mô tả cuộc du hành lớn của đời người bằng ngôn ngữ giản dị - cách mà con cái, cháu chắt và những hậu duệ sau này của họ đã thực hành, từ thế hệ này qua thế hệ khác, dù có ý thức hay không, dù khổ đau hay vui sướng... Theo con đường này, tâm hồn của một dân tộc đã được thành hình.
Những bí mật ẩn chứa trong tư tưởng Khổng Tử có thể giúp chúng ta đứng vững trong thực tại, hiểu được thế giới sôi động mà chúng ta đang sống và tìm được vị trí của chúng ta trong đó. Những bí mật ấy sẽ giúp chúng ta sống một cuộc đời phong phú và trọn vẹn...