Thứ năm, 21/11/2024 - 16:31

Một cõi đi về

Một ngày kia đến bờ. Đời người như gió qua! Nhà văn Nhật Kentô (thế kỉ XIV) đã viết sau khi đưa một đám ma: “Năm tháng trôi qua, những người đi đưa không quên, tuy như ngạn ngữ nói, người chết ngày một thêm xa. Dù sao, những người sống không còn cảm thấy buồn ...

 

 
Một ngày kia đến bờ. Đời người như gió qua! 
 

         Nhà văn Nhật Kentô (thế kỉ XIV) đã viết sau khi đưa một đám ma: “Năm tháng trôi qua, những người đi đưa không quên, tuy như ngạn ngữ nói, người chết ngày một thêm xa. Dù sao, những người sống không còn cảm thấy buồn sâu sắc… vì bây giờ họ đã trò chuyện và cười đùa với nhau. Xác người chết yên nghỉ bên một sườn núi hiu quạnh nào đó, nơi mà những người đưa ma đến vào những ngày qui định, chẳng bao lâu bia mộ phủ rêu, dưới lớp lá khô và có lúc dường như không có ai đến thăm, ngay cả mưa dầm và trăng thâu.

         Cũng còn một số nhớ đến người đã khuất, nghĩ ngợi và buồn thương nhưng rồi họ cũng ra đi. Những thế hệ sau chỉ nghe nói đến người quá cố, làm sao mà thương cảm được? Sau một thời gian, họ thôi đi thăm mộ, rồi không ai còn nhớ đến tên và cuộc đời người chết. Thực ra, có một số người đa cảm thương tâm nhìn nấm mồ cỏ mỗi mùa xuân đến lại mọc xanh rì; nhưng tới một ngày nào đó, khi cả những cây thông kêu rên trong mưa bão, sống nghìn năm, bị chẻ ra làm củi, nấm mồ cũ bị xới lên, nhập vào ruộng lúa, không để lại một dấu vết gì nữa”.

          Chúng ta ở đâu đến? Chúng ta là gì? Chúng ta đi đâu?

         Cuộc sống là để đi đến cái chết. Vậy chết là hết, hay là để đi đến một hình thức sống khác phi vật thể và vĩnh hằng? Chết là chấm dứt cá thể đau khổ cho mọi người, hay là lại có sự phán xét cuối cùng, rồi Thiên đàng và Địa ngục? Vẫn còn linh hồn cá thể (atman) hay là tan vào linh hồn vũ trụ (Brahman)?

         Frank Abbott, một tác giả và cũng là xã hội học, đã nói rằng: "Cái chết không phải kẻ thù của sự sống. Chúng ta sẽ không biết sự sống là gì nếu không có cái chết".

        “Khi mình còn đang sống ở đây thì không có nó. Và khi cái chết đến thì mình đã không còn ở đây nữa”.

         Tôi tin rằng có thế giới bên kia, mặc dù không chắc chắn lắm, và tin rằng những người chúng ta yêu quí phải đi đến đó. Có những câu chuyện kể rằng, con người sau khi chết sẽ đi qua các đường hầm để tới một vùng ánh sáng chói lòa, nơi họ gặp những người thân thương ở thế giới bên kia.

         Thế giới bên kia có người thân của tôi, nơi đó có cuộc sống bình yên của những người tôi yêu thương...

         Triết học Ấn Độ nói rằng: nếu ở nơi này vừa có một kẻ bỗng dưng giàu lên thì lập tức ở một nơi khác sẽ có một kẻ mất hết sản nghiệp.

         Có một nỗi buồn ở nơi này thì sẽ có một niềm vui ở chốn khác. 

         Có một trái tim khổ nạn ở người này thì tất nhiên sẽ có một trái tim hân hoan ở kẻ khác.

         Chết là sự tan biến của thể xác. Nhưng sống không chỉ là sự tồn tại của thân xác. Nhiều người còn sống mà tưởng chừng như đã chết. Nhiều người đã chết mà vẫn còn sống trong trí nhớ mọi người.

          Trong câu chuyện đời chung, kẻ này quên thì người kia phải nhớ. Một ý tưởng chợt tắt để làm mầm chuyển hóa cho một ý tưởng khác nảy sinh. 

 

Cái mất không bao giờ mất hẳn. 

 Cái còn không hẳn mãi là còn…

 

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi xuống trăm năm một cõi đi về

Lời nào của cây lời nào cỏ lạ
Một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ ngày qua
Vừa tàn mùa xuân rồi tàn mùa hạ
Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa

Mây che trên đầu và nắng trên vai
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Con tim yêu thương vô tình chợt gọi
Lại thấy trong ta hiện bóng con người

Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà

Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy
Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa
Từng lời tà dương là lời mộ địa
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe

Trong khi ta về lại nhớ ta đi
Đi lên non cao đi về biển rộng
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì.....

Thái Hà (Nhân Văn Blog)

chimennho_baytoinhungvisao

nhanvanblog86@gmail.com

http://www.facebook.com/thaiha811

 
 

 


Tác giả: © dothaiha - nhanvanblog.com

Bài viết liên quan
Nội dung đang được cập nhật.
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Chẳng cầu trong những năm tháng đẹp nhất gặp được người tốt nhất, chỉ nguyện những năm còn sống được tương phùng, lựa chọn một tòa thành sống với nhau đến già. ...
Tiếng dương cầm vọng mãi
Tiếng dương cầm vọng mãi
Chẳng ngôn ngữ nào êm dịu và trầm lắng cho bằng ngôn ngữ của thi ca Chẳng âm điệu nào thiết tha cho bằng cung thanh trầm của khúc nhạc... Tôi có một tình yêu lớ...
Nắng ấm quê hương
Nắng ấm quê hương
Quê hương là gì hở cha?Ai đi xa cũng nhớ nhiều... Phải thừa nhận rằng từ trước giờ, con chưa bao giờ nghĩ đến khái niệm Quê hương. Và cũng chưa một lần, con tự ...
THÀNH NGỮ TRUNG HOA

THÀNH NGỮ TRUNG HOA

Ngọc bất trác, bất thành khí  Nhân bất học bất tri lý Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ Vô duyên ...
Status 129 trên Nhân Văn Blog

Status 129 trên Nhân Văn Blog

Âm nhạc luôn luôn là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người sống trên trái đất. Không có âm nhạc thế ...
43 câu nói ý nghĩa

43 câu nói ý nghĩa

1. Bộc lộ sự nóng nảy ra ngoài, đó gọi là bản năng. Kìm nén sự nóng nảy vào bên trong, đó gọi là ...
Như một người cha

Như một người cha

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, luôn có những người đã dạy ta một điều gì đó khiến cuộc đời ta thay ...
Người tuổi Dần

Người tuổi Dần

Trời sinh người tuổi Dần rất nhạy cảm, và có giác quan thứ sáu, có khả năng nhìn thấu nội tâm của ...

"Nhân sinh nhược chích như sơ kiến....
Nếu cuối cùng mọi thứ đều phải tan biến, chỉ xin được giữ lại ánh nhìn buổi ban sơ..."

Bụng chứa thi thư, 

phong thái tự đẹp!

Hữu xạ tự nhiên hương

Ngọc bất trác, bất thành khí 

Nhân bất học bất tri lý

Nhất tự thiên kim

Thiên ngôn vạn ngữ

Tri nhân tri diện bất tri tâm

Video clip