Thứ sáu, 29/03/2024 - 12:59

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN X

Chuyện kể: Một hôm, hai người hàng xóm xích mích nhau chỉ vì việc giáp ranh nhà đất. Người nào cũng cho mình phải nên hễ trông thấy nhau là cãi nhau. Khi họ đang trong cơn giận thì một ông quan mới cho người nhà mình đến lân la hỏi chuyện một người, rồi húi vào...

Xác như vờ, xơ như nhộng

Vờ là một loại côn trùng sinh ra ở mặt nước và có kiếp sống chưa trọn một ngày. Khi chết, xác vờ phơi trên các bãi sông, mỏng dính, lép kẹp, trông thật thảm hại. Còn nhộng thì sau khi đã kéo hết tơ vẫn còn một lớp xơ mỏng bọc quanh mình. Xơ nhộng vừa dai nhách vừa tớp túa. Những hiểu biết này giúp chúng ta thấy rằng, có lẽ thành ngữ xác như vờ xơ như nhộng là dạng rút gọn từ cách nói xác như xác vờ, xơ như xơ nhộng để chỉ sự lép kẹp, mỏng dính và tớp túa của sự vật được đem ra so sánh. Với cách hiểu này, các yếu tố xác, xơ trong thành ngữ xác như vờ xơ như nhộng là danh từ.

Nhưng điều thú vị hơn cả là các yếu tố xác, xơ trong thành ngữ xác như vờ xơ như nhộng lại đồng âm với các yếu tố xác, xơ trong từ ghép xác xơ, xơ xác với ý nghĩa “rách nát cùng kiệt”. Trong khi xác vờ, xơ nhộng ít được người Việt quan sát nhận biết, thì các yếu tố xác và xơ, cũng như xơ xác, xác xơ thường xuyên được xuất hiện trong ngôn ngữ, trong nói năng hàng ngày. Vì vậy người Việt Nam dễ dàng đồng nhất các yếu tố xác, xơ trong xác như vờ xơ như nhộng với các yếu tố chỉ tính chất xác, xơ trong xác xơ, xơ xác. Và đương nhiên, thành ngữ xác như vờ xơ như nhộng hay xơ như xơ nhộng, xác như vờ đều được hiểu là “sự nghèo túng xác xơ, không có của cải gì”.

Hiện nay, người Việt Nam đều hiểu nghĩa tổng thể của thành ngữ xác như vờ xơ như nhộng là như vậy mà không cần biết, không cần xem xét các thành tố xác, xơ mang ý nghĩa gì, thuộc từ loại nào, là danh từ hay tính từ.

 

Xui nguyên giục bị

Câu thành ngữ chỉ việc xúi bẩy, kích động cả hai bên kiện cáo nhau.

Chuyện kể:

Một hôm, hai người hàng xóm xích mích nhau chỉ vì việc giáp ranh nhà đất. Người nào cũng cho mình phải nên hễ trông thấy nhau là cãi nhau. Khi họ đang trong cơn giận thì một ông quan mới cho người nhà mình đến lân la hỏi chuyện một người, rồi húi vào:

- Ông cứ làm đơn kiện lên quan, gì chứ nhà ấy sai là cái chắc. Kiểu này thì nó mất nhà chứ chẳng chơi.

Người này nghe theo mới làm đơn kiện, hy vọng phần thắng thuộc về mình. Ông ta đến quan nhờ phân xét, không quên sắm mấy thứ lễ vật đáng giá biếu quan.

Quan bảo: “Việc như thế mà trước đây không trình quan, ngươi cứ để đấy ta xét”. Người đâm đơn đi kiện ra về, hy vọng vào món quà biếu quan, quan sẽ nghĩ đến rồi xử cho thắng cuộc.

Hôm sau, người nhà quan lại đến nhà người bị kiện nói:

- Này, có đơn người ta kiện ông, ông mau đến quan để trình bày trước đi, nhớ mang theo cái gì để làm quan vừa lòng. Quái sao họ đã sai lại còn đâm đơn đi kiện là sao.

Người bị kiện liền lên quan kêu oan và không quên mua sắm chút lễ vật. Quan lại bảo: “Cứ để đấy ta xem xét”.

Mấy ngày sau, không thấy động tĩnh gì, người đâm đơn kiện lại làm cái lễ nữa lên quan, mong quan phán xét.

Quan nhìn lễ vật bảo: “Việc ngươi kiện là phải, nhưng việc phân xử đâu chỉ có ta với mi”. Về nhà, người đâm đơn kiện mới gọi người hàng xóm kia ra mắng chửi. Người bị kiện tức quá lại làm cái lễ lên quan. Quan gật đầu nói:

- Nó đã sai lại còn chửi càn. Thôi ngươi cứ về đi việc này đâu chỉ có ta và ngươi.

Cứ hết ngày này qua tháng khác, kẻ đi kiện, người bị kiện chốc chốc lại lên bẩm quan nhờ xử kiện. Cứ động một tý lại sắm lễ vật lên quan, thành thử ai cũng tưởng nắm phần thắng về mình.

Rồi đến một hôm, nghe tin quan được bổ lên làm quan to hơn, hai người lại lên quan, gặp nhau ở đấy. Quan xoa tay bảo:

- Ta được bổ đi rồi, nhường lại cho quan khác thay ta giải quyết tiếp việc của các ngươi.

Nhìn cảnh nhà đã bán sạch để làm lễ lót tay cho quan, lại mất bao thời giờ đi kiện cáo kêu oan, hai người cùng thốt lên: “Đồ xui nguyên giục bị”.

Kẻ nguyên đơn và bị đơn đều đi đến khuynh gia bại sản, đã thế lại còn mâu thuẫn hiểu lầm nhau, ấy là do có kẻ “xui nguyên giục bị”. Những kẻ làm việc “đòn xóc hai đầu” ấy luôn gây mâu thuẫn, làm mất đoàn kết giữa người này với người khác.

Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh - NXB Thông tấn

 

Thái Hà đọc và tổng hợp theo: KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ

HOÀNG VĂN HÀNH (chủ biên)

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

VIỆN NGÔN NGỮ HỌC

NXB VĂN HÓA SÀI GÒN


Tác giả: HOÀNG VĂN HÀNH (chủ biên)
Nguồn: KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ

Bài viết liên quan
KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN V

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN V

Chuyện kể: Tương truyền thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn hay đến mấy vẫn bị thầy cho điểm kém...
KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN T

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN T

Chuyện kể: Ngày xưa, ở một làng nọ có một lão nông cả đời gắn bó với ruộng đồng, ông yêu quý mảnh đất của mình, trồng cây, cày cấy bấy lâu mãn nguyện...
KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN S

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN S

Thành ngữ sơn cùng thủy tận được tạo thành nhờ các từ Hán Việt: sơn (núi), thủy (nước), cùng, tận (cuối hết). Trước tiên, thành ngữ sơn cùng thủy tận chỉ những nơi, những địa điểm xa xôi hẻo lánh...
KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN R

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN R

Chuyện kể: Xưa, con tôm nghe con cá chép có tài, bèn đến làm bạn. Kỳ ấy, Thủy thần mở khoa thi, tôm cũng theo cá chép tấp tểnh đi thi. Tôm biết mình tài mọn nên mưu gian với cá giúp sức. Cá bảo tôm...
KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN Q

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN Q

Chuyện kể: Ngày xưa, có hai người học trò một tên là Lưu Cải, một tên là Lễ Châu. Họ cùng nhau đèn sách mấy năm liền nên tình cảm như anh em ruột thịt...
KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN O

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN O

Chuyện kể: Tương truyền Vi Cố, đời nhà Đường, bên Trung Quốc, một hôm gặp một bà già chột mắt ẵm đứa bé đi qua chợ. Một người không rõ ở đâu đến bảo: “Đứa bé sau này sẽ là vợ anh”.
KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN N

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN N

Tục truyền, chúa Chổm là nhân vật có thật trong lịch sử nước nhà. Thuở hàn vi, chúa Chổm mắc nợ nhiều. Khi được lên ngôi vua và rước về kinh thành Thăng Long thì bị đòi nợ suốt dọc đường...
KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN M

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN M

Chuyện kể: Nhà kia tích cóp mua được con bò đẹp, ưng lắm, chăm bẵm suốt ngày. Tối đến, chủ nhà dắt bò buộc vào gốc tre cạnh nhà. Thằng trộm mấy lần rình, đợi khi cả nhà ngủ say, nó tháo dây thừng dắt ...
KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN L

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN L

Chuyện kể: Cá chép sau khi hóa rồng mới trở về vùng sông nọ tổ chức một cuộc thi sắc đẹp cho muôn loài sống dưới nước nhân vào kỳ vũ cốc...
KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN K

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN K

Ngày xưa khi cân đo những thứ kim loại quý hay các vị thuốc bắc người ta dùng một loại cân cũ gọi là cân ta. Theo quy ước chung, khi cân đo bằng loại cân này...
KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN H

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN H

Chuyện kể: Xưa có một con vẹt được người nuôi, dạy cho nói tiếng người. Con vẹt học được vài ba tiếng, suốt ngày ra rả, lặp đi lặp lại tiếng nói đã bắt chước được, làm huyên náo cả khu vườn...
KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN G

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN G

Chuyện kể: Từ Đức Ngôn yêu công chúa Nhạc Xương, em gái Trần Hậu Chủ. Gặp buổi nước Trần suy loạn, Từ Đức Ngôn nói với công chúa ...
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Chẳng cầu trong những năm tháng đẹp nhất gặp được người tốt nhất, chỉ nguyện những năm còn sống được tương phùng, lựa chọn một tòa thành sống với nhau đến già. ...
Tiếng dương cầm vọng mãi
Tiếng dương cầm vọng mãi
Chẳng ngôn ngữ nào êm dịu và trầm lắng cho bằng ngôn ngữ của thi ca Chẳng âm điệu nào thiết tha cho bằng cung thanh trầm của khúc nhạc... Tôi có một tình yêu lớ...
Nắng ấm quê hương
Nắng ấm quê hương
Quê hương là gì hở cha?Ai đi xa cũng nhớ nhiều... Phải thừa nhận rằng từ trước giờ, con chưa bao giờ nghĩ đến khái niệm Quê hương. Và cũng chưa một lần, con tự ...
THÀNH NGỮ TRUNG HOA

THÀNH NGỮ TRUNG HOA

Ngọc bất trác, bất thành khí  Nhân bất học bất tri lý Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ Vô duyên ...
Status 129 trên Nhân Văn Blog

Status 129 trên Nhân Văn Blog

Âm nhạc luôn luôn là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người sống trên trái đất. Không có âm nhạc thế ...
43 câu nói ý nghĩa

43 câu nói ý nghĩa

1. Bộc lộ sự nóng nảy ra ngoài, đó gọi là bản năng. Kìm nén sự nóng nảy vào bên trong, đó gọi là ...
Như một người cha

Như một người cha

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, luôn có những người đã dạy ta một điều gì đó khiến cuộc đời ta thay ...
Người tuổi Dần

Người tuổi Dần

Trời sinh người tuổi Dần rất nhạy cảm, và có giác quan thứ sáu, có khả năng nhìn thấu nội tâm của ...

"Nhân sinh nhược chích như sơ kiến....
Nếu cuối cùng mọi thứ đều phải tan biến, chỉ xin được giữ lại ánh nhìn buổi ban sơ..."

Bụng chứa thi thư, 

phong thái tự đẹp!

Hữu xạ tự nhiên hương

Ngọc bất trác, bất thành khí 

Nhân bất học bất tri lý

Nhất tự thiên kim

Thiên ngôn vạn ngữ

Tri nhân tri diện bất tri tâm

Video clip