Thứ sáu, 19/04/2024 - 00:58

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN S

Thành ngữ sơn cùng thủy tận được tạo thành nhờ các từ Hán Việt: sơn (núi), thủy (nước), cùng, tận (cuối hết). Trước tiên, thành ngữ sơn cùng thủy tận chỉ những nơi, những địa điểm xa xôi hẻo lánh...

Sơn cùng thủy tận

Thành ngữ sơn cùng thủy tận được tạo thành nhờ các từ Hán Việt: sơn (núi), thủy (nước), cùng, tận (cuối hết). Trước tiên, thành ngữ sơn cùng thủy tận chỉ những nơi, những địa điểm xa xôi hẻo lánh.

Xa xôi là vậy, mà một ai đó cũng đã đặt chân đến, ắt hẳn đã từng đi ba chốn bốn nơi, qua bao bản làng, qua bao vùng đất quen lạ khác nhau. Thành ngữ sơn cùng thủy tận phản ánh diện rộng khắp của việc đi lại. Với ý nghĩa này, sơn cùng thủy tận trở nên gần gũi với cùng trời cuối đất.

Nơi sơn cùng thủy tận cũng là nơi cuối cùng. Cái cuối cùng của con đường, của kế sinh nhai đồng nhất với sự bế tắc, không lối thoát và tuyệt vọng. Đó là khi hoàn cảnh, cuộc sống dồn con người đến chân tường, vào ngõ hẻm, không còn con đường nào khác ngoài con đường duy nhất, con đường cuối cùng.

Trong vận dụng ngôn ngữ, nhiều khi thành ngữ sơn cùng thủy tận được tách ra thành nhiều dạng thức khác nhau một cách linh hoạt nhằm nhấn mạnh ý nghĩa cần diễn đạt: Thủy đã cùng, sơn đã tận; sơn chẳng cùng mà thủy cũng chẳng tận…

 

Sống để dạ chết mang theo

Sống để dạ chết mang theo và các biến thể của nó như sống để bụng chết chôn đi, sống để bụng chết mang theo, sống để dạ chết đem theo... đều phản ánh hai ý nghĩa:

1. Suốt đời ghi nhớ, khắc sâu vào lòng những tình cảm, những tâm tư nào đó.

2. Suốt đời giấu kín, gìn giữ những điều bí mật.

Ở ý nghĩa thứ nhất (1), sống để dạ chết mang theo, và các biến thể của nó, trước hết biểu thị sự ghi nhớ ơn nghĩa suốt đời. Lòng căm thù, sự oán hận nhiều khi cũng cần khắc sâu tận đáy lòng, cũng phải sống để bụng chết chôn đi.

Ở ý nghĩa thứ hai (2), sống để dạ chết mang theo và các dạng thức của nó chỉ rõ sự cần thiết của việc giữ gìn bí mật. Gìn giữ những điều cần giấu kín là đòi hỏi nghiêm ngặt “một mình mình biết, một mình mình hay”.

Một điều đáng lưu ý là, nghĩa của toàn thành ngữ dường như dồn gánh nặng về phần đầu của nó “sống để dạ (bụng). Ở vế này, yếu tố dạ (bụng) có chức năng gợi tả ý nghĩa rất lớn. Bụng (dạ) là nơi thầm kín sâu lắng, ở nơi đó có thể ghi tạc những ơn nghĩa, khắc sâu lòng căm thù, vùi chặt những điều bí mật... Nó là từ “chìa khoá” cho cả vế sống để bụng trong việc biểu thị ý nghĩa, vế thứ hai chỉ có tác dụng nhấn mạnh, làm rõ thêm ý nghĩa ở vế thứ nhất. Vì vậy, chúng ta không lấy làm lạ là ở vế thứ hai có nhiều biến thể khác nhau mà không làm phương hại đến ý nghĩa chung của toàn thành ngữ. Trong thành ngữ này, nhờ sự đối ứng với nhau mà cặp từ “sống... chết” có giá trị biểu hiện ý nghĩa thời gian. Trong quan niệm của nhân dân ta, con người khi chết là đi vào thế giới vĩnh hằng. Sự sống, cái chết được đắp nổi ở hai thế giới kế tiếp nhau. Do vậy, sống để dạ chết mang đi là mãi mãi ghi nhớ, khắc sâu gìn giữ những điều sâu đậm hay bí mật có liên quan tới bản thân mình.

 

Sức dài vai rộng

Trong tiếng Việt, sự kết hợp giữa các từ sức và dài tưởng như không bình thường bởi vì người Việt thường nói sức bền, sức mạnh, sức khoẻ… chứ ít nói tới sức dài. Cách nghĩ này là do chỉ chú ý tới nghĩa của dài trong sự biểu thị độ dài ngắn trong thời gian. Dài trong tiếng Việt còn được dùng để chỉ quãng thời gian nào đó trong sự so sánh với quãng thời gian khác ngắn hơn ngày dài, đêm dài, đời còn dài. Vì vậy, tổ hợp sức dài chẳng những hàm chỉ sức dồi dào, sức nhiều mà còn hàm chỉ cả sự trẻ trung của con người. Vậy mà, bên cạnh sức dài lại còn có sự phụ trợ của vai rộng. Vai rộng là hình ảnh tả thực về thân thể, vóc dáng của những người khoẻ mạnh. Đồng thời, ở tổ hợp này có lẽ còn tiềm ẩn một ý nghĩa biểu trưng, mà theo đó chúng ta có thể thấy ở đây con người có khả năng đảm đương, gánh vác được những công việc nặng nhọc.

Như vậy, sự tương hợp về nghĩa giữa hai tổ hợp sức dài và vai rộng đã tạo nên ý nghĩa chung của thành ngữ sức dài vai rộng.

 

Theo: KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ

HOÀNG VĂN HÀNH (chủ biên)

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

VIỆN NGÔN NGỮ HỌC

NXB VĂN HÓA SÀI GÒN


Tác giả: HOÀNG VĂN HÀNH (chủ biên)
Nguồn: KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ

Bài viết liên quan
KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN R

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN R

Chuyện kể: Xưa, con tôm nghe con cá chép có tài, bèn đến làm bạn. Kỳ ấy, Thủy thần mở khoa thi, tôm cũng theo cá chép tấp tểnh đi thi. Tôm biết mình tài mọn nên mưu gian với cá giúp sức. Cá bảo tôm...
KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN Q

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN Q

Chuyện kể: Ngày xưa, có hai người học trò một tên là Lưu Cải, một tên là Lễ Châu. Họ cùng nhau đèn sách mấy năm liền nên tình cảm như anh em ruột thịt...
KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN O

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN O

Chuyện kể: Tương truyền Vi Cố, đời nhà Đường, bên Trung Quốc, một hôm gặp một bà già chột mắt ẵm đứa bé đi qua chợ. Một người không rõ ở đâu đến bảo: “Đứa bé sau này sẽ là vợ anh”.
KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN N

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN N

Tục truyền, chúa Chổm là nhân vật có thật trong lịch sử nước nhà. Thuở hàn vi, chúa Chổm mắc nợ nhiều. Khi được lên ngôi vua và rước về kinh thành Thăng Long thì bị đòi nợ suốt dọc đường...
KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN M

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN M

Chuyện kể: Nhà kia tích cóp mua được con bò đẹp, ưng lắm, chăm bẵm suốt ngày. Tối đến, chủ nhà dắt bò buộc vào gốc tre cạnh nhà. Thằng trộm mấy lần rình, đợi khi cả nhà ngủ say, nó tháo dây thừng dắt ...
KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN L

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN L

Chuyện kể: Cá chép sau khi hóa rồng mới trở về vùng sông nọ tổ chức một cuộc thi sắc đẹp cho muôn loài sống dưới nước nhân vào kỳ vũ cốc...
KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN K

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN K

Ngày xưa khi cân đo những thứ kim loại quý hay các vị thuốc bắc người ta dùng một loại cân cũ gọi là cân ta. Theo quy ước chung, khi cân đo bằng loại cân này...
KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN H

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN H

Chuyện kể: Xưa có một con vẹt được người nuôi, dạy cho nói tiếng người. Con vẹt học được vài ba tiếng, suốt ngày ra rả, lặp đi lặp lại tiếng nói đã bắt chước được, làm huyên náo cả khu vườn...
KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN G

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN G

Chuyện kể: Từ Đức Ngôn yêu công chúa Nhạc Xương, em gái Trần Hậu Chủ. Gặp buổi nước Trần suy loạn, Từ Đức Ngôn nói với công chúa ...
KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN Đ

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN Đ

Có một lần Tào Tháo đem quân đi chinh phạt nhà Thục. Quân Thục chống trả quyết liệt và cố thủ vững chắc. Cuộc chiến kéo dài, quân Tào mệt mỏi, tiến thoái lưỡng nan...
KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN D

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN D

Chuyện kể: Xưa có anh học trò rất dốt, nhưng ở đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”. Có người tưởng anh hay chữ thật, đón về nhà dạy trẻ...
KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN B

KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VẦN B

Chuyện kể rằng: Ngày xưa, thời Xuân Thu Chiến Quốc, dưới trướng của Sở Công Vương có hai người bắn súng lừng danh thiên hạ. Một người tên là Phan Đáng, còn người kia tên là Dưỡng Do Cơ...
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi
Chẳng cầu trong những năm tháng đẹp nhất gặp được người tốt nhất, chỉ nguyện những năm còn sống được tương phùng, lựa chọn một tòa thành sống với nhau đến già. ...
Tiếng dương cầm vọng mãi
Tiếng dương cầm vọng mãi
Chẳng ngôn ngữ nào êm dịu và trầm lắng cho bằng ngôn ngữ của thi ca Chẳng âm điệu nào thiết tha cho bằng cung thanh trầm của khúc nhạc... Tôi có một tình yêu lớ...
Nắng ấm quê hương
Nắng ấm quê hương
Quê hương là gì hở cha?Ai đi xa cũng nhớ nhiều... Phải thừa nhận rằng từ trước giờ, con chưa bao giờ nghĩ đến khái niệm Quê hương. Và cũng chưa một lần, con tự ...
THÀNH NGỮ TRUNG HOA

THÀNH NGỮ TRUNG HOA

Ngọc bất trác, bất thành khí  Nhân bất học bất tri lý Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ Vô duyên ...
Status 129 trên Nhân Văn Blog

Status 129 trên Nhân Văn Blog

Âm nhạc luôn luôn là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người sống trên trái đất. Không có âm nhạc thế ...
43 câu nói ý nghĩa

43 câu nói ý nghĩa

1. Bộc lộ sự nóng nảy ra ngoài, đó gọi là bản năng. Kìm nén sự nóng nảy vào bên trong, đó gọi là ...
Như một người cha

Như một người cha

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, luôn có những người đã dạy ta một điều gì đó khiến cuộc đời ta thay ...
Người tuổi Dần

Người tuổi Dần

Trời sinh người tuổi Dần rất nhạy cảm, và có giác quan thứ sáu, có khả năng nhìn thấu nội tâm của ...

"Nhân sinh nhược chích như sơ kiến....
Nếu cuối cùng mọi thứ đều phải tan biến, chỉ xin được giữ lại ánh nhìn buổi ban sơ..."

Bụng chứa thi thư, 

phong thái tự đẹp!

Hữu xạ tự nhiên hương

Ngọc bất trác, bất thành khí 

Nhân bất học bất tri lý

Nhất tự thiên kim

Thiên ngôn vạn ngữ

Tri nhân tri diện bất tri tâm

Video clip